Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

100-1=0: CÔNG THỨC BIẾT ƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI KHIẾN CỔ NHÂN PHẢI GIẬT MÌNH


                                                             Đạo giáo, tu tuong, Lão Tử,


Tục ngữ có câu: ‘Thụ ân một giọt nước, đáp trả bằng dòng suối’, đây chính là biểu hiện của sự cảm ân. Tuy nhiên, điều đơn giản ấy hiện nay lại không mấy người hiểu được…

Giới tâm lý học hiện nay đã xác định một công thức kì dị: 100-1=0. Đó chính là nếu như bạn đối với một người lúc nào cũng làm người tốt, làm hết thảy 99 chuyện có lợi cho công việc của người đó, nhưng chỉ cần có ngày không cẩn thận gây ra 1 chuyện bất lợi, thì người đó sẽ căm hận bạn rồi gộp hết 99 chuyện tốt mà bạn đã làm xem thành như chuyện vụn vặt.
Công thức này thoạt nhìn có vẻ hoang đường nhưng lại chính là điều phản ánh tư tâm xuống cấp của con người ngày nay. Tại nước ta hoặc nước láng giềng là Trung Quốc, người già hiện nay thường than phiền một hiện tượng là con cái ỷ lại vào cha mẹ quá lớn, đòi hỏi quá nhiều.
Biểu hiện của hiện tượng này là phần đông con cái gặm nhấm công sức của cha mẹ, hết yêu cầu cha mẹ mua nhà, rồi lại bắt cha mẹ có nghĩa vụ chăm con cái giúp mình. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên đến nỗi đã hình thành thói quen khiến ai ai cũng xem đó là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu chịu khó suy nghĩ một chút thì sẽ hiểu rằng cha mẹ đối với con cái tận tâm dưỡng dục đến năm con 18 tuổi là được xem như trọn vẹn trách nhiệm rồi. Về việc tìm việc làm, kết hôn, sinh con, cha mẹ có thể trợ giúp, nhưng đó được xem là phần tự nguyện làm thêm chứ không hề thuộc về trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện.
Ấy vậy nhưng con cái cứ viện đủ lý do để bắt buộc cha mẹ, tệ hơn là khi cha mẹ làm việc không vừa ý thì thậm chí còn trách cứ cha mẹ. Từ đó, cha mẹ cũng có phần thấy khổ não, bởi tuổi cao sức yếu nhưng lại không có được sự nghỉ ngơi, an dưỡng, ngược lại còn phải làm bảo mẫu, không những phải đưa cho con cả tiền hưu của mình mà còn bị khinh rẻ.
Loại hiện tượng kì lạ này xuất sinh bởi con người hiện nay quá vị kỷ lại thêm việc không có được cái tâm biết cảm ân. Nghĩ đơn giản một chút, việc cha mẹ có thể dưỡng dục con cái nên người ấy chính là đại ân đại đức rồi, làm sao có thể không biết báo ân ngược lại còn lấn lướt và đòi hỏi.
Người xưa có điển cố “Hàm hoàn kết thảo”, nhằm giáo dục con người về sự cảm ân, nhưng người ngày nay đối với sách thánh hiền dường như không còn ngó ngàng đến, điển cố xưa dạy thế nào thì nay đều đã quên.
“Hàm hoàng” kể câu chuyện về việc một cậu bé 9 tuổi tên là Dương Bảo, trông thấy một con hoàng tước bị thương, nằm dưới tán cây, bị kiến bu đầy thân, tình cảnh khốn đốn. Thế là cậu bé liền đến giải vây và đem hoàng tước về chăm sóc, dùng hoa cúc dưỡng thương. Hoàng tước sau khi lành lại đã được thả đi.
Về sau, hoàng tước báo mộng, bảo rằng mình là sứ giả của Tây Vương mẫu, vì để cảm tạ ân nhân, đã ngậm 4 chiếc khuyên trắng, nói rằng đó là bảo vật có thể giúp họ hàng ân nhân các đời có thể thanh khiết, đạt được địa vị cao trong xã hội. Quả thực về sau, hậu duệ của Dương Bảo 4 đời đều làm đến tam công.
“Kết thảo” là chuyện về một sĩ phu nước Tấn là Ngụy Khỏa đã không buộc người thiếp của cha tuẫn tiết theo khi cha anh ta qua đời. Mà ngược lại anh ta theo tâm nguyện lúc cha còn tỉnh táo, đem người thiếp gả vào một gia đình khác. Người cha của cô gái vì thế mà đã thay con gái báo ân, trong trận chiến giao tranh giữa 2 nước Tấn và Tần, ông hiện hồn về và đem cỏ kết lại đặt trên đường rút binh của quân địch, khiến đối thủ của Ngụy Khỏa trượt chân té ngã. Quân của Ngụy Khỏa vì thế mà đại thắng.
Câu chuyện được ghi lại trong “Tả truyện”, ý nói rằng nhận được ân huệ của người, phải đền đáp sâu dày, đến chết cũng không đổi. Về sau, Phùng Mộng Long triều Minh trong “Tỉnh thế hằng ngôn” đã viết rằng: “Đại ân chưa báo, luôn nhớ luôn nghĩ. Hàm hoàn kết thảo, sống chết không phụ”.
Vì sao các bậc thánh hiền luôn răn dạy con người phải biết hàm ân? Bởi vì người biết nghĩ đến chuyện báo ân, sẽ không trở nên ích kỷ, không nhận lấy kết cục tự hại bản thân mình. Theo một tầng thâm sâu hơn mà nói, con người chỉ luôn biết thụ hưởng tiện nghi, luôn chỉ đòi hỏi nhận được mà không muốn cho đi, người ấy sẽ vì thế mà tổn đức, về sau không có phúc mà hưởng.
Đạo lý rằng: “Không mất không được, có được tất phải mất”, đây chính là quy luật xưa nay chưa từng thay đổi. Do đó, không biết cảm ân chính là tự mình đánh mất điều trân quý nhất, cũng chính là tự hại bản thân mình.
Hàn Mai biên dịch
 

Không có nhận xét nào: