Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

BÀN CHÂN LÀ “TRÁI TIM THỨ 2” CỦA CƠ THỂ – MÁT XA LÒNG BÀN CHÂN MANG LẠI 4 LỢI ÍCH TO LỚN

                                                                  


Bàn chân được gọi là ‘trái tim thứ 2’ của cơ thể, mát xa bàn chân có thể tác động tốt lên dây thần kinh thực vật, thúc đẩy gia tăng tuần hoàn máu giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là các khu phản xạ, nơi đối ứng với các cơ quan nội tạng và xương cốt trong cơ thể.

Sau đây là 4 lợi ích tuyệt vời khi mát xa huyệt đạo và các khu phản xạ ở lòng bàn chân

1. Huyệt đạo lòng bàn chân đối ứng với toàn cơ thể 

Lòng bàn chân là hình ảnh thu nhỏ của toàn cơ thể. Giữa lòng bàn chân và các cơ quan nội tạng trong cơ thể có sự liên kết đối ứng, gọi là “khu phản xạ”.

Thông qua việc tiếp xúc và quan sát các vị trí đau trên lòng bàn chân mà có thể sơ đoán được tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng đối ứng bên trong.

Ví dụ, khi tạng can (gan) có vấn đề, ấn vào vị trí đối ứng với tạng can trên lòng bàn chân sẽ có cảm giác đau tăng, hoặc / và có kèm theo trạng thái chai, cứng v.v….

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ chẩn đoán, thông qua day ấn hoặc hơ nóng tác động lên các khu phản xạ còn có thể điều chỉnh chức năng của các cơ quan nội tạng tương ứng bên trong, đây gọi là “phản xạ khu trị liệu”.

2. Lòng bàn chân là “trái tim thứ 2”, kích thích để tăng cường tuần hoàn máu

Hai chân không chỉ có thể chống đỡ toàn thân đứng thẳng và bước đi, trong vòng tuần hoàn máu cũng gánh vác nhiệm vụ rất lớn.

Khi tim co bóp, máu từ tim mang oxy và các chất dinh dưỡng thông qua động mạch được bơm đi nuôi dưỡng cơ thể, rồi lại nhờ tĩnh mạch đưa máu xấu trở về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn máu. Quá trình co giãn không ngừng của cơ tim tạo ra sự thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông khắp cơ thể.

Nhưng bàn chân lại là phần nằm cách xa tim nhất, lực co bóp của tim không đủ lớn, cộng thêm lực hút của trái đất nên dễ khiến cho sự lưu thông máu ở đó bị đình trệ, máu khó trở về tim mà tạo thành một vòng tuần hoàn máu xấu.

Để tránh tình huống như vậy và làm giảm gánh nặng cho tim, thì biện pháp hữu hiệu nhất là kích thích phần cơ ở chân nhằm thúc đẩy dòng máu lưu thông. Đặc biệt là các mạch máu và cơ cực nhỏ phân bố dày đặc trên lòng bàn chân, khi kích thích sẽ làm cho vòng tuần hoàn máu ở chân được thông thuận, từ đó thúc đẩy vòng tuần hoàn máu ở toàn thân.

3. Kích thích lòng bàn chân giúp gia tăng sự linh hoạt của não bộ

Y học Nhật Bản ví đầu là “thiên”, chân là “địa”. Con người cũng là cần có thiên (đầu) và địa (chân) mới có thể cấu thành một thân thể.

Lấy ví dụ người mắc bệnh trĩ, lấy kim châm cứu kích thích vào cửa của não bộ là huyệt Bách hội, sẽ có hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh. Ý tứ là kích thích cho não bộ cũng chính là kích thích cho toàn thân thể trở nên tốt đẹp.

Ngược lại, “địa” cũng có đạo lý như vậy. Vận động viên thể thao trước trận đấu 30 giây nếu như lăn chân lên đoạn tre trúc thì dễ đạt được thành tích tốt một cách kỳ diệu. Bởi vì như vậy không chỉ có thể làm hai chân được thả lỏng, kích thích lòng bàn chân cũng sẽ làm não bộ càng thêm tỉnh táo, dẫn truyền thần kinh được thêm linh hoạt.

Do đó kích thích vừa phải các vùng trên lòng bàn chân có sự tương quan với việc nâng cao hoạt động của não bộ và hoạt động của chân. 

4. Kích thích lòng bàn chân có tác dụng trợ giúp thần kinh thực vật

Kích thích huyệt đạo trên lòng bàn chân có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh tự động của toàn thân. Thần kinh thực vật là do sự đối kháng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm tổ hợp tạo thành.

Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng trợ giúp tim, thúc đẩy tuần hoàn máu và kích hoạt công năng của cơ nhục (da thịt) toàn thân.

Hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng ngược lại là làm giãn mạch máu và các cơ nhục toàn thân, còn có thể kích hoạt chức năng tiêu hóa. Cũng chính là nói nhờ sự điều hòa giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm mà có thể bảo trì sự cân bằng của các chức năng, từ đó đạt được sự cân bằng trong hệ thần kinh, duy trì sức khỏe của thân thể.

Lòng bàn chân phân bố dày đặc các dây thần kinh phó giao cảm, do đó sau khi kích thích lòng bàn chân có thể ức chế dây thần kinh giao cảm, làm tăng cường tác dụng của thần kinh phó giao cảm, đồng thời làm giảm sự hưng phấn của thần kinh và sự co cơ, nâng cao chức năng tiêu hóa của tràng vị, đồng thời điều chỉnh huyết áp.

Ngoài ra sau khi điều chỉnh hệ thần kinh thực vật còn có tác dụng tốt đối với hormon trong cơ thể. Hệ thống hormone nội tiết chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã có thể điều chỉnh công năng sinh lý. Do đó kích thích lòng bàn chân có liên quan nhiều đến việc nâng cao chức năng tạng phủ và ngăn ngừa lão hóa.

“Phản xạ khu trị liệu” bàn chân, tìm hiểu sự đối ứng bàn chân với thân thể

“Phản xạ khu trị liệu” là một phương pháp bắt nguồn từ dân gian châu Âu, có sự tương đồng với lý luận “toàn thể sẽ phản ứng tại bộ phận, bộ phận thông suốt với toàn thể”, là lấy phương thức suy luận phản xạ trên mắt cá chân có tác dụng đến toàn thân làm cơ sở.

Một bộ phận của lòng bàn chân phản ứng ra một phần thân thể, đó gọi là “khu phản xạ”. Khu phản xạ là chỉ hình ảnh thu nhỏ của xương cốt và tạng phủ nằm trên lòng bàn chân, kích thích vào vị trí tương ứng của hình ảnh thu nhỏ đó sẽ xuất hiện phản xạ.

Massage vào “khu phản xạ” tương ứng với triệu chứng bệnh, thông qua tác dụng kích thích hệ thần kinh thực vật, tuyến hạch bạch huyết, tạng phủ, xương cốt mà khôi phục tình trạng sức khỏe của cơ thể, gọi là “phản xạ khu trị liệu”. 

Phương thức suy luận này vô cùng giống với huyệt đạo trị liệu của y học Nhật Bản, do đó nếu như kết hợp phương pháp Đông Tây đó vào có thể sẽ khiến công hiệu cao thêm rất nhiều.

Viên Minh (Theo Epoch Times)

Không có nhận xét nào: