Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

HẰNG NGA (Thơ xướng họa)


HẰNG NGA
Thanh nhàn rảo bước ngẫm hằng nga,
Sáng rọi muôn trùng rõ hổng sa.
Lặng lẽ vui cùng nơi biển cả,
Bình yên rạng khắp cõi trăng ngà.
Thời gian mấy đỗi soi đều vậy,
Sắc diện nhiều năm chiếu vẫn là.
Cũng thế dương trần đang phước lạc,
Suy ngàn vi diệu mãi bên ta…

Minh Quang NGẪM SAO SA
Tịch tĩnh sân chùa bóng nguyệt nga,
Canh tàn thoảng lặng ngẫm sao sa…
Bên hiên chân rảo vui hương ngát,
Dưới cốc chuông ngân lộng ánh ngà.
Dẫu biết cuộc đời không thể vậy,
Nhưng suy lẽ đạo có chi là…
An nhiên sống thật theo ngày mới,
Thì chuyện thanh nhàn quấn lấy ta…
26/2/2019
Minh Quang (Kính họa)

Đình Diệm HTM
TRĂNG ĐÊM
Hiên mây lặng ngắm ả hằng nga
Tỏa rạng muôn phương ánh ngọc ngà
Dặm liễu êm đềm gần gũi thả
Đường hoa lặng lẽ nhẹ nhàng sa
An nhiên sông núi thênh thênh vậy
Tự tại đất trời vợi vợi là
Cảo nguyệt thanh phong âu cỏi phúc
Tâm hòa tịnh cảnh lạc quanh ta...
Hương Thềm Mây – GM nguyễn đình Diệm
Tâm Ân DÁNG NGUYỆT (Cẩn họa)
Hương ngàn dịu mát, ngắm hằng nga,
Lộ giữa thiên thanh dáng ngọc ngà.
Hạ tủi mơ màng nhiều kẻ mộng,
Thu hờn thấp thỏm lắm người sa.
Vì thương lãng tử đùa vui vậy!
Bởi nhận thuyền quyên rõ khổ là!
Hỏi nhỏ bao đêm trần thế ngẫm?
Đi về mấy bận bạn cùng ta…
26/2/2019
Tâm Ân

Thanh Nguyen Cẩn họa: TRĂNG HUYỀN DIỆU.
Lộng lẫy tây hồ bóng Nguyệt Nga,
Song mành lờm lợp giọt sương sa.
Phất phơ liễu yếu chào thu ấm,
Vành vạnh đêm vơi đổ dáng ngà.
Ô Thước ngăn dòng sao mãi được!
Sông Ngân đội đá có chăng là!
Trời cao lan tỏa vầng trăng sáng,
Đem ánh diệu huyền đến với ta!
TRỌNG NGUYỄN.
Ngày 21/02/2019.

Dương Khắc Nhân TRĂNG XUÂN.(Cẩn họa.)
Ngày xuân ánh nguyệt đẹp nguy nga.
Rọi chiếu tưng bừng bóng sướt sa.
Trải khắp non cùng màu tựa ngọc.
Chan hòa biển tận sắc như ngà.
Muôn đời rạng rỡ luôn còn vậy.
Hiện tại phong quang vẫn mãi là.
Vạn loại triêm nhuần nguồn phước báu.
Chung cùng vĩnh viễn ở quanh ta.
DKN 26/02/2019.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

TÂM (Thuận nghịch độc- bát điệp TÂM) Thơ xướng họa



TÂM Trần Thông Đạt
( Bát điệp TÂM – Thuận nghịch độc )
Thuận:
Nhòa nhạt nẻo TÂM chỉ khép đời,
Tỏ tươi TÂM nhật tựa xanh trời.
Hoa tàn, cảnh mệt TÂM rầu nhớ,
Đạo có, TÂM lành phúc khó rơi.
Hòa nhẫn nén TÂM nương trí lực,
Mộng đan xua tín rộn TÂM người.
Tà đường bỏ, sáng TÂM an lạc,
Ngà ngọc sắc TÂM…để rạng cười.
Nghịch:
Cười rạng để TÂM sắc ngọc ngà,
Lạc an TÂM sáng bỏ đường tà.
Người TÂM rộn tín xua đan mộng,
Lực trí nương TÂM nén nhẫn hòa.
Rơi khó phúc lành… TÂM có đạo,
Nhớ rầu TÂM mệt… cảnh tàn hoa.
Trời xanh tựa nhật, TÂM tươi tỏ,
Đời khép chỉ TÂM nẻo nhạt nhòa.
23/2/2019
Trần Thông Đạt

THUẬN NGHỊCH ĐỘC - BÁT ĐIỆP  không có 2 lỗi phong yêu (khi đọc ngược). Thật hay và khéo.
Minh Quang xin họa cùng thi hữu:
AN
( Bát điệp AN – Thuận nghịch độc )
Thuận:
Nhòa AN trí khổ mãi trông đời,
Tĩnh lặng, thêm AN trải khắp trời.
Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn,
Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi.
Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp,
Chứng rõ thời AN phận nhẹ người.
Tà kiến khó AN trau niệm thực
Ngà thân hiển nét rạng AN cười
Nghịch:
Cười AN rạng nét hiển thân ngà,
Thực niệm trau AN khó kiến tà.
Người nhẹ phận AN thời rõ chứng,
Pháp AN duyên tỉnh thế cùng hòa.
Rơi niềm lạc chẳng AN huyền cõi,
Rộn cảnh AN nào đẹp thắm hoa.
Trời khắp trải AN thêm lặng tĩnh,
Đời trông mãi khổ trí AN nhòa.
24/2/2019
Minh Quang ( Họa)

Đình Diệm CHÀO HUYNH HTM KÍNH HỌA CHO VUI NHÉ.CHÚC AN LÀNH

TÂM
(Thuận nghịch độc)
Nhòa bóng dẫn TÂM não trở đời
Nhạt lòng TÂM lụy khổ mây trời
Hoa phai nghĩa tận TÂM sầu đọa
Ý rã TÂM tà hạnh phúc rơi
HÒA tụ dưỡng TÂM nương đạo pháp
Hợp chan TÂM luyện tựa duyên người
Tha lòng rạng sáng TÂM an tọa
Ngà ánh thiện TÂM thòa tiếng cười

Cười tiếng thỏa TÂM thiện ánh ngà
Tọa an TÂM sáng rạng lòng tha
Người duyên tựa luyện TÂM chan hợp
Pháp đạo nương TÂM dưỡng tụ hòa
Rơi phúc hạnh tà TÂM rã ý
Đọa sầu TÂM tận nghĩa phai hoa
Trời mây khổ lụy TÂM lòng nhạt
Đời trở não TÂM dẫn bóng nhòa.

Hương Thềm Mây – GM nguyễn đình Diệm
23.02.2019

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

TÌNH QUÊ (Thơ xướng họa)




TÌNH QUÊ
( Thuân nghịch độc )
Thuận:
Sương gió thấm tình lặng nẻo quê,
Lắng sâu lòng cảm nghĩa thân kề.
Đường ven bóng rũ đau cây lá,
Ruộng xóm thời đùa vắng lối đê.
Vương vấn kệ bài cùng đã nguyện,
Quẩn quanh thơ phú mãi còn thề.
Tường tri khổ mộng vì nhung nhớ,
Thương khúc nhạc sầu lại dạ tê.
Nghịch:
Tê dạ lại sầu nhạc khúc thương,
Nhớ nhung vì mộng khổ tri tường.
Thề còn mãi phú thơ quanh quẩn,
Nguyện đã cùng bài kệ vấn vương.
Đê lối vắng đùa thời xóm ruộng,
Lá cây đau rũ bóng ven đường.
Kề thân nghĩa cảm lòng sâu lắng,
Quê nẻo lặng tình thấm gió sương.
2/2019
Minh Quang

Thuận:
LẶNG BUỒN QUÊ (Thuận nghịch độc)
Sương lạnh thả buồn lặng bước quê
Ngẫm lòng yêu cảm buổi vui kề
Đường hoa nát lúc tình chia ngõ
Bến mộng tan khi nghĩa biệt đê
Vương lụy ái mang lời đợi nguyện
Vật vờ ân nặng tiếng mong thề
Tường suy mấy nổi bao thầm nhớ
Thương mãi ngấm buồn dạ tái tê
Nghịch:
Tê tái dạ buồn ngấm mãi thương
Nhớ thầm bao nổi mấy suy tường
Thề mong tiếng nặng ân vờ vật
Nguyện đợi lời mang ái lụy vương
Đê biệt nghĩa khi tan mông bến
Ngõ chia tình lúc nát hoa đường
Kề vui buổi cảm yêu lòng ngẫm
Quê bước lặng buồn thả lạnh sương
Hương Thềm Mây – GM nguyễn đình Diệm
20.02.2019

Trần Thông Đạt SƯƠNG CHIỀU CHẠNH CẢNH
 (Thuận nghịch độc)
Thuận :
Sương chiều lặng cảnh chạnh mùa quê,
Đắng nỗi còn ngây tuổi cập kề.
Đường tận rõ soi thầm kẻ lá,
Dạ buồn sao lỡ vắng bờ đê.
Vương niềm lắm lệ rơi càng nhớ,
Quẩn khúc nhiêu câu tắc mãi thề.
Tường tận vết đau hằn trải trống,
Thương đời ngại phận xót lòng tê.
Nghịch:
Tê lòng, xót phận ngại đời thương,
Trống trải hằn đau vết tận tường.
Thề mãi tắc câu, nhiêu khúc quẩn,
Nhớ càng rơi lệ, lắm niềm vương.
Đê bờ vắng lỡ sao buồn dạ,
Lá kẻ thầm soi rõ tận đường.
Kề cập tuổi ngây còn nỗi đắng!
Quê mùa chạnh cảnh lặng chiều sương.
21/2/2019
Trần Thông Đạt (Kính họa)

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

SÁCH QUÍ (Thơ xướng họa)



AN LÒNG
Kinh thư trao tặng bạn an lòng.
Diễn dạy tuyên dương ánh sắc hồng.
Bao phủ mây mưa chìm ngõ tối,
Hiển bày nhật nguyệt thấy trời trong.
Phật tôn nghiêm, mượn lời khai mở,
Pháp nhiệm mầu, cầu nghĩa rõ thông.
Tịnh thủy đại bi nguồn giải thoát,
Đường thiền nẻo giác lắng tâm không.
Viên Minh (Cẩn họa)
2018

Như Nguyện TÌNH CHÂN
Tình chân nghĩa nặng thấy an lòng
Ấm áp trần gian dưới nắng hồng
Lầm lạc nhờ Thầy đem nẻo giác
Quay về cậy pháp lọc tâm trong
Sách khai thâm ý, kinh soi thấu
Lời dắt niềm tin, đạo rõ thông
Chẳng thật, chẳng quyền lay khắp chốn
Đường dài trí mở lắng thu không.
Như Nguyện (kính cảm họa)
2019

Đình Diệm HTM KÍNH HỌA
DẠ NGUYỆN
Pháp bảo dương truyền sáng rỡ lòng
Lời hay tiếng quý rực mai hồng
Quần sanh khỏa lối chìm tăm tối
Nhật nguyệt soi nguồn tỏ tánh trong
Trú pháp duyên sinh lời dắt dẫn
Nương bờ diệu đế tiếng tường thông
Điều tâm khiển ý ươm hương đạo
Dạ nguyện an đời tịnh có không
Hương Thềm Mây – GM nguyễn Đình Diệm
20.02.2019

SÁCH QUÝ
(Cảm nhận khi đọc tập sách NHẬN THỨC
PHẬT GIÁO HÒA HẢO của cụ Nguyễn Văn Hầu do
anh Thanh Trúc và chi Kim Thoa gởi tặng.)
( Cụ Nguyễn Văn Hầu là thân sinh của anh Thanh Trúc ).
Sách quí nghĩa sâu cả tấm lòng,
Truyền trao pháp bảo ánh mai hồng.
Chúng sanh lầm lỗi còn tâm tục,
Vạn vật qui về vốn tánh trong.
Phổ độ lời vàng, Người dẫn dắt,
Quảng bày ý ngọc, vị tuyên thông
Tào Khê suối mát ươm cây đạo,
Thầm nguyện cho đời liễu sắc không.
Minh Đạo
---------------------------
Cụ NGUYỄN VĂN HẦU
Cụ Nguyễn Văn Hầu (1922-1995), là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu gắn với vùng đất Nam bộ.
Tiểu sử
Cụ Nguyễn Văn Hầu sinh trưởng tại xã Bình Phước Xuân trên Cù lao Giêng, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ, ông được học chữ Quốc ngữ, học Pháp ngữ và chữ Hán.
Năm 1952, ông bắt đầu dạy học, viết báo và viết sách. Ông viết cho nhiều báo ở Sài Gòn (Tạp chí Bách Khoa, Văn Đàn, Văn Hoá nguyệt san, Phổ Thông, Sử Địa, Phương Đông, Phật giáo Việt Nam) về chủ đề biên khảo, nghiên cứu văn học và lịch sử địa phương. Trong giai đoạn này, ông còn làm Chủ bút nguyệt san Đuốc Từ Bi.
Từ năm 1960 đến 1968, ông đã từng tham gia viết sách giáo khoa môn giảng văn bậc Trung học với các tác giả Bàng Bá Lân, Đỗ Văn Tú, Vũ Quế Viên.
Năm 1971, ông nhận dạy môn văn học thuộc phân khoa văn khoa và sư phạm tại Viện Đại Học Hòa Hảo An Giang.
Từ năm 1977 đến 1995, ông thọ bệnh song đã cố gắng hoàn thành hai bộ bản thảo văn học: 300 năm văn học dân gian lục tỉnh và Văn học miền Nam lục tỉnh.
Cụ Nguyễn Văn Hầu mất ngày 12 tháng 3 năm 1995 tại An Giang.
TÁC PHẨM
Tác phẩm của Nguyễn Văn Hầu có:
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
Thất Sơn mầu nhiệm (Liên Chính xuất bản năm 1955, Từ Tâm in lần thứ 2 năm 1970)
Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (Tân Sanh ấn quán xuất bản, 1959)
Việt sử kinh nghiệm (nhà xuất bản Hồn Quê, 1956)
Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (Xây dựng xuất bản 1961, giải văn chương 1966 với bộ môn biên khảo, Hương Sen tái bản lần 1 năm 1974, nhà xuất bản Trẻ và Tạp chí Xưa & Nay tái bản lần 2 năm 2002)
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hiến Lê xuất bản, 1970)
Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang (Nam Cường xuất bản và tổng phát hành năm 1973, nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 2000)
Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên (chưa xuất bản)
NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO
Việt Nam tam giáo sử đại cương (nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, 1957, in lần thứ hai 1970)
Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (Hương Sen xuất bản năm 1969)
Muốn về cõi Phật (Hương Sen xuất bản năm 1969, nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội tái bản năm 2005)
Tu rèn tâm trí (Hương Sen xuất bản năm 1970, nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội tái bản năm 2004)
Pháp luận (Hương Sen xuất bản năm 1970)
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Thuật viết văn (Nhà xuất bản Tự Do xuất bản năm 1960, Hương Sen tái bản lần 1 năm 1972, nhà xuất bản Trẻ tái bản lần 2 năm 2005)
Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2004)
300 năm văn học dân gian lục tỉnh (di cảo chưa xuất bản)
Văn học miền Nam lục tỉnh (di cảo) nhà xuất bản Trẻ xuất bản ba tập năm 2012
Các thể loại khác
Tiếng quyên (thơ, Liên Chính xuất bản năm 1952)
Bản ngã người Việt (dân tộc học, Văn Đàn tuần san xuất bản năm 1961, Hồn Quê in lại năm 1970)

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

RÙNG MÌNH KHI NGHE BỆNH TỪ… KHÓI NHANG

Nhiều người “ôm” bệnh chỉ vì thường xuyên hít phải khói nhang có mùi thơm từ hóa chất.

Khói nhang làm từ hóa chất có nguy cơ gây kích ứng mắt, da, là thủ phạm gây viêm mũi xoang cấp và mạn tính. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hắt hơi, nhức mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi” - TS-bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên bộ môn Tai - Mũi - Họng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết.
Nhức mũi, viêm phổi vì hít khói
Cũng theo BS Minh, việc thường xuyên hít khói nhang tẩm hóa chất còn có thể dẫn tới nguy cơ viêm phổi. “Tôi đã ghi nhận không ít trường hợp mang bệnh do hít khói nhang” - BS Minh nói thêm.
Cách đây một tuần, bà NTH (48 tuổi, ngụ TP.HCM) đi khám bệnh trong tình trạng nhức mũi, nước mũi chảy nhiều, nhức đầu, buồn nôn. Sau khi nội soi, BS chẩn đoán bà bị viêm mũi xoang cấp tính. Tìm hiểu thêm, BS ghi nhận một trong những nguyên nhân khiến bà H. mắc bệnh là do ngày nào bà cũng đốt nhang ba lần nên hít nhiều khói.
Tương tự, ông TVM (54 tuổi, ngụ Đồng Nai) thường xuyên bị nghẹt mũi, nhức đầu. Không chỉ có thế, ông còn bị ho và đau nhức tai.

Kết quả nội soi cho thấy ông M. bị viêm mũi xoang cấp tính. Trao đổi với BS, ông M. cho biết do nhà ông kinh doanh nên luôn chú trọng việc cúng kiếng, nhang đèn mỗi ngày. Nhà vừa chật vừa bí nên trong nhà ông lúc nào cũng nồng mùi nhang.
Rùng mình khi nghe bệnh từ… khói nhang - 1
Cảnh khói nhang mù mịt tại chùa Bà Thiên Hậu (quận 5, TP.HCM) dịp đầu xuân 2019 khi ai đến đây cũng muốn thắp nhang cầu khấn. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Trường hợp tiếp theo là bà TTMK (52 tuổi, ngụ TP.HCM). Bà K. cũng đi khám bệnh trong tình trạng sốt, khó thở, nhức đầu, ho liên tục. Chưa hết, bà K. còn rơi vào tình trạng đau ngực, luôn cảm thấy mệt mỏi, ra rất nhiều mồ hôi.
Sau khi thăm khám có kết quả xét nghiệm, bà K. “xanh mặt” khi nghe BS nói bà bị viêm phổi do hít nhiều khói nhang. Bà cho biết do thờ cúng nên bàn thờ gia tiên lúc nào cũng có trái cây, nhang khói. Để tiết kiệm, bà thường chỉ mua những loại nhang rẻ tiền về đốt, vì bàn thờ gần phòng ngủ nên hầu như lúc nào bà cũng phải hít khói.
Nhang càng thơm càng nguy hiểm
BS Minh cho hay trong môi trường có quá nhiều khói nhang, những người cơ địa nhạy cảm có thể bị ngứa họng, khô họng, đau rát họng, ho, khạc đàm. Thậm chí có người ngộp thở, khó thở do co thắt thanh khí quản. “Nhiều nghiên cứu cho thấy khói nhang có nguy cơ gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền hơn cả khói thuốc lá” - ông Minh cảnh báo.
Theo BS Minh, trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại nhang với mùi khác nhau. Tuy nhiên, không ít nhang thơm là do được tẩm hóa chất nên rất độc hại. Không chỉ thế, một số cơ sở sản xuất còn sử dụng cả hóa chất để nhang cuốn vòng đẹp mắt.“Nhang không nguồn gốc, sử dụng hóa chất tạo mùi rẻ tiền sẽ gây khó thở, buồn nôn… cho người hít phải khói. Nạp càng nhiều khói nhang càng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc máu, gan, phổi, thận...” - BS Minh nói.
BS Minh cũng cho biết ngoài các loại nhang thông thường còn có loại nhang được làm từ mùn cưa và bột đá vôi (CaCO3) dùng trong xây dựng. Loại này sau khi cháy có tàn trắng như tuyết, được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, loại đá vôi dùng làm nhang lẫn nhiều tạp chất như chì, thủy ngân… nên khi đốt, khói nhang sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người hít khói.
“Cơ quan chức năng đã phát hiện loại nhang tẩm acid phosphoric (H3PO4) để que nhang cuốn tàn cong đẹp sau khi cháy hết. Nhang này khi đốt, chất độc sẽ tồn tại trong không khí, tác động lên da làm da bị mẫn cảm. Tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở. Tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt. Do vậy, khi đi chùa nhiều người chảy nước mắt, ho sặc sụa... vì bị khói nhang bủa vây là do vậy” - BS Minh giải thích.

Khói nhang làm từ hóa chất có nguy cơ gây kích ứng mắt, da, là thủ phạm gây viêm mũi xoang cấp và mạn tính. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hắt hơi, nhức mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi” - TS-bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên bộ môn Tai - Mũi - Họng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết.
Nhức mũi, viêm phổi vì hít khói
Cũng theo BS Minh, việc thường xuyên hít khói nhang tẩm hóa chất còn có thể dẫn tới nguy cơ viêm phổi. “Tôi đã ghi nhận không ít trường hợp mang bệnh do hít khói nhang” - BS Minh nói thêm.
Cách đây một tuần, bà NTH (48 tuổi, ngụ TP.HCM) đi khám bệnh trong tình trạng nhức mũi, nước mũi chảy nhiều, nhức đầu, buồn nôn. Sau khi nội soi, BS chẩn đoán bà bị viêm mũi xoang cấp tính. Tìm hiểu thêm, BS ghi nhận một trong những nguyên nhân khiến bà H. mắc bệnh là do ngày nào bà cũng đốt nhang ba lần nên hít nhiều khói.
Tương tự, ông TVM (54 tuổi, ngụ Đồng Nai) thường xuyên bị nghẹt mũi, nhức đầu. Không chỉ có thế, ông còn bị ho và đau nhức tai.

Kết quả nội soi cho thấy ông M. bị viêm mũi xoang cấp tính. Trao đổi với BS, ông M. cho biết do nhà ông kinh doanh nên luôn chú trọng việc cúng kiếng, nhang đèn mỗi ngày. Nhà vừa chật vừa bí nên trong nhà ông lúc nào cũng nồng mùi nhang.
Rùng mình khi nghe bệnh từ… khói nhang - 1
Cảnh khói nhang mù mịt tại chùa Bà Thiên Hậu (quận 5, TP.HCM) dịp đầu xuân 2019 khi ai đến đây cũng muốn thắp nhang cầu khấn. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Trường hợp tiếp theo là bà TTMK (52 tuổi, ngụ TP.HCM). Bà K. cũng đi khám bệnh trong tình trạng sốt, khó thở, nhức đầu, ho liên tục. Chưa hết, bà K. còn rơi vào tình trạng đau ngực, luôn cảm thấy mệt mỏi, ra rất nhiều mồ hôi.
Sau khi thăm khám có kết quả xét nghiệm, bà K. “xanh mặt” khi nghe BS nói bà bị viêm phổi do hít nhiều khói nhang. Bà cho biết do thờ cúng nên bàn thờ gia tiên lúc nào cũng có trái cây, nhang khói. Để tiết kiệm, bà thường chỉ mua những loại nhang rẻ tiền về đốt, vì bàn thờ gần phòng ngủ nên hầu như lúc nào bà cũng phải hít khói.
Nhang càng thơm càng nguy hiểm
BS Minh cho hay trong môi trường có quá nhiều khói nhang, những người cơ địa nhạy cảm có thể bị ngứa họng, khô họng, đau rát họng, ho, khạc đàm. Thậm chí có người ngộp thở, khó thở do co thắt thanh khí quản. “Nhiều nghiên cứu cho thấy khói nhang có nguy cơ gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền hơn cả khói thuốc lá” - ông Minh cảnh báo.
Theo BS Minh, trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại nhang với mùi khác nhau. Tuy nhiên, không ít nhang thơm là do được tẩm hóa chất nên rất độc hại. Không chỉ thế, một số cơ sở sản xuất còn sử dụng cả hóa chất để nhang cuốn vòng đẹp mắt.“Nhang không nguồn gốc, sử dụng hóa chất tạo mùi rẻ tiền sẽ gây khó thở, buồn nôn… cho người hít phải khói. Nạp càng nhiều khói nhang càng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc máu, gan, phổi, thận...” - BS Minh nói.
BS Minh cũng cho biết ngoài các loại nhang thông thường còn có loại nhang được làm từ mùn cưa và bột đá vôi (CaCO3) dùng trong xây dựng. Loại này sau khi cháy có tàn trắng như tuyết, được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, loại đá vôi dùng làm nhang lẫn nhiều tạp chất như chì, thủy ngân… nên khi đốt, khói nhang sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người hít khói.
“Cơ quan chức năng đã phát hiện loại nhang tẩm acid phosphoric (H3PO4) để que nhang cuốn tàn cong đẹp sau khi cháy hết. Nhang này khi đốt, chất độc sẽ tồn tại trong không khí, tác động lên da làm da bị mẫn cảm. Tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở. Tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt. Do vậy, khi đi chùa nhiều người chảy nước mắt, ho sặc sụa... vì bị khói nhang bủa vây là do vậy” - BS Minh giải thích.

Nguồn Internet

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

DU KHÁCH MALAYSIA ĐỘT QUỴ ĐƯỢC CỨU BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT



Du khách Malaysia đột quỵ được cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết

Trong chuyến du lịch Việt Nam, người đàn ông Malaysia 65 tuổi bị yếu liệt nửa người trái, tay chân không cử động.

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) cấp cứu ngày 12/2. Kết quả chụp MRI sọ não ghi nhận bệnh nhân bị nhồi máu não cấp giờ thứ 5.
Các bác sĩ hội chẩn quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết truyền qua đường tĩnh mạch. Sau một giờ tiêm thuốc, sức cơ của bệnh nhân hồi phục gần hoàn toàn. Ngày 14/2 bệnh nhân có thể đi lại, sinh hoạt, nói chuyện bình thường.
Phim chụp MRI não của bệnh nhân trước khi điều trị.
Phim chụp MRI não của bệnh nhân trước khi điều trị.
Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, Phó Giám đốc Y khoa của bệnh viện cho biết đột quỵ do nhồi máu não cấp, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, giảm chất lượng cuộc sống. Thuốc tiêu sợi huyết là cứu tinh cho những trường hợp này.
Thuốc đạt tác dụng tối đa nếu dùng trong "thời gian vàng", tức 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Các biểu hiện của đột quỵ do nhồi máu não cấp thường gồm yếu liệt nửa người khi thức dậy, thình lình yếu nửa người hay yếu một tay, một chân, méo miệng, nói khó, tri giác thay đổi...
Bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn sau khi cấp cứu và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi cấp cứu và điều trị kịp thời.
Đột quỵ do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch não. Thuốc tiêu sợi huyết có tác dụng ly giải cục máu đông giúp tái thông động mạch não, phục hồi tưới máu não tức thời. Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đúng đắn và kịp thời giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi dùng thuốc, tránh di chứng nặng nề trong quãng đời còn lại.
Thuốc cần được sử dụng tại bệnh viện chuyên khoa có đủ trang thiết bị và nhân lực. Bệnh nhân phải được theo dõi sát trong và sau khi dùng thuốc nhằm kịp thời xử trí nếu có biến chứng.
Lê Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

MUỐN HẠNH PHÚC, ĐỜI NGƯỜI NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC BỎ LỠ 3 ĐIỀU...




Con người muốn tìm được hạnh phúc và thành công thật sự thì hãy thực hiện được những điều sau...
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
1. – Thời gian
2. – Lời nói
3. – Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
1. – Sự thanh thản
2. – Hy vọng
3. – Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
1. – Tình yêu
2. – Lòng tự tin
3. – Gia đình và Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được
1. – Giấc mơ
2. – Thành công
3. – Tài sản
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
1. – Rượu
2. – Lòng tự cao
3. – Sự giận dữ
Ba điều làm nên giá trị một con người:
1. – Siêng năng
2. – Chân thành
3. – Thành đạt
DỄ và KHÓ
– Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.
– Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.
– Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày.
– Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.
– Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.
– Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.
– Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.
– Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã.
Hạnh phúc là buông b
Buông bỏ chính là bí quyết của hạnh phúc, dĩ nhiên đó không phải là buông bỏ trách nhiệm, buông bỏ lương tri, mà chính là buông bỏ những mong cầu khiến cuộc sống chúng ta nặng trĩu.
Biểu tượng cảm xúc trái tim. Tốt xấu lẫn lộn, nhiều trong số chúng kéo chúng ta chậm lại, lôi cuộc sống của chúng ta xuống. Những đổ vỡ, sai lầm hay rạn nứt tình cảm trong quá khứ mà ta cứ mãi mang theo, sự dằn vặt hay sợ hãi vô cớ đều là những chướng ngại cho những ai muốn vượt lên chính mình. Đã đến lúc bạn thực hành “buông bỏ” qua những bí quyết dưới đây:
1. Chìm đắm trong hối hận: Sai lầm của những người mắc sai lầm là dành thời gian quá lâu để dằn vặt bản thân và đau khổ vì những gì đã phạm phải.
2. Chìm đắm trong tiêu cực: Suy nghĩ bi quan và hành động tiêu cực sẽ khóa chặt bạn vào bóng đêm ảm đạm, bạn sẽ không làm nên trò trống gì trong tâm lý như thế này, đây là trạng thái huy hiểm có thể hủy hoại những gì tốt đẹp nhất.
3. Tự dằn vặt bản thân: Nhiều người tự làm khổ chính bản thân mình vì những chuyện sai lầm. – Ban đầu bạn chỉ muốn tự trách mình đề lần sau đừng mắc sai lầm tương tự, tuy nhiên sự trách móc có khi đi quá giới hạn khiến phản tác dụng, và làm bạn mất đi nhuệ khí. – Hãy coi bản thân mình là một người cần được đối xử tốt và hòa ái.
4. Buông bỏ đi định kiến: Định kiến sẽ khiến một người gặp nhiều cay đắng và phẫn uất, nó hạn chế cá nhân bạn tiếp thu cái mới và giao tiếp có ích với những người xung quanh.
5. Bị ép buộc: Bạn đang làm công việc gì đó chỉ để cho xong bởi vì cảm giác vô lý, không thoải mái hoặc bị ép buộc? – Đây là lúc bạn phải thực tâm đánh giá lại tác dụng chính và “ tác dụng phụ” của công việc mình đang làm.
6. Tìm kiếm sự công nhận: Chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm sự công nhận của ai đó. Đây là hành vi hướng ngoại làm cản trở sự tự tin cũng như tính xác thực công việc bạn đang làm.
7. Sự oán hận: Y học cổ đã tìm thấy sự oán hận thực sự là một loại vật chất, khi khởi tác dụng nó tấn công cơ thể người, và đi thẳng vào tim trước tiên. Khoa học hiện đại cũng đã công nhận điều này và khuyên những người có huyết áp cao không nên tức giận.
8. “Để mai tính”: Đây là chiến thuật trì hoãn khá hữu hiệu của những ai phá hoại cố gắng làm bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. – Qua năm tháng, đương đầu với nhiều khó khăn, bạn có thể đã hình thành nên tâm lý “trì hoãn” hay “sợ khó” mà không tự phát hiện ra.

Theo Min (TH)/Phunutoday/Khỏe&Đẹp