Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, aflatoxin thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1, là chất có khả năng gây ung thư rõ ràng đối với cơ thể con người. Việc cơ thể hấp thụ chất này sẽ phá hủy các mô gan và trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Aflatoxin, một chất chuyển hóa thứ cấp được sản xuất bởi loại nấm Aspergillus flavus, là một chất gây ung thư tự nhiên. Tác hại của nó bao gồm hai khía cạnh, một là độc tính cấp tính, độc tính cấp tính là gấp khoảng 68 lần asen, nếu đủ lượng, nó có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Thứ hai là độc tính mãn tính, tiếp xúc thường xuyên với số lượng ít, tích lũy theo thời gian có thể dấn đến các bệnh về gan, còn bao gồm cả ung thư gan, ung thư vú.
Đũa mốc dễ sản sinh chất gây ung thư aflatoxin
Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin, mà đũa không sạch sẽ có xu hướng lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc, và từ đó sản sinh độc tố aflatoxin.
Ngoài ra đũa gỗ, tre sử dụng thời gian dài, có thể bị nứt, những vết nức nhỏ này cũng rất dễ ẩn giấu bụi bẩn, vi khuẩn, sau khi bị nhiễm mốc sẽ sản sinh aflatoxin. Để hạn chế điều này tốt nhất bạn nên thay đũa trong vòng 6 tháng.
Nên chọn loại đũa nào? Thứ tự sẽ là: Đũa tre, đũa gỗ > đũa inox > đũa gốm > đũa nhựa
- Đũa tre và gỗ
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, giá vừa phải, dễ sử dụng.
Nhược điểm: Dễ bị nứt, tích trữ bụi bẩn và vi khuẩn, nên được thay đổi thường xuyên.
- Đũa inox
Ưu điểm: Đẹp, nhẹ và dễ sử dụng, chống ăn mòn và không rỉ sét.
Nhược điểm: Đũa có tính dẫn nhiệt mạnh, dễ làm bỏng môi khi các món ăn nóng không phù hợp với người già và trẻ em.
- Đũa gốm
Ưu điểm: Đặc tính của gốm tương đối ổn định, vật liệu an toàn, hoa văn tinh xảo và trang trọng.
Nhược điểm: cảm giác nặng tay, giá thành cao, dễ gãy vỡ.
- Đũa nhựa
Ưu điểm: màu sắc tươi sáng, hình dạng độc đáo, trẻ em thích đũa nhựa.
Nhược điểm: Đũa nhựa dễ bị biến dạng sau khi được làm nóng, và có thể tạo ra các chất có hại cho cơ thể con người.
Nếu đũa có những biến đổi này cần phải loại bỏ ngay lập tức:
1. Đũa nham nhở, đổi màu
Nhiều người sau khi rửa đũa không phơi khô hoặc để ráo nước đã đặt ngay vào tủ bát, đũa. Để đũa trong môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài, rất dễ sinh sản vi khuẩn, khiến bề mặt đũa trở nên sậm hơn, gây mốc. Một khi đũa bị mốc, hàm lượng aflatoxin trong đó sẽ rất lớn, chất này gây tổn hại đến cơ thể.
2. Đũa đã có vết nứt, khe rãnh
Bất kể loại đũa nào, nếu có dấu hiệu trầy xước, vết nứt… đều khiến vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy không nên tiếp tục sử dụng.
3. Đũa có mùi
Đũa đã được rủa sạch, nhưng ngửi vẫn thấy có mùi chua rõ ràng, điều đó có nghĩa là đũa đã bị nhiễm bẩn hoặc vượt quá thời gian sử dụng. Lúc này, vi khuẩn trên đũa phát triển rất nhiều. Nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng với thức ăn, điều này gây nguy hiểm lớn cho cơ thể.
4. Đũa nhựa bị đổi màu
Đa số đũa nhựa có chất liệu được làm từ melamine và formaldehyd, dùng ở nhiệt độ cao rất dễ phân hủy các chất hóa học có hại, cực kỳ có hại cho cơ thể con người. Do đó khi đũa nhựa bị đổi màu, biến dạng, nên vứt bỏ ngay lập tức.
5, Đũa dùng một lần
Trong quá trình sản xuất, đũa dùng một lần phải được khử trùng bằng lưu huỳnh,và khi ăn lưu huỳnh điôxit do nhiệt sẽ theo thức ăn vào miệng. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ dễ dàng ăn mòn niêm mạc đường hô hấp của con người và gây ung thư.
Hơn nữa, đũa dùng một lần cần phải được tẩy bằng hydro peroxide trong quá trình sản xuất. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản và thậm chí là dạ dày.
Hà Vũ (Dịch theo QQ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét