Vào một buổi sáng, vị hoàng đế đang
dạo bước ngoài cung thì gặp một người ăn mày.
Ông ta bèn hỏi người ăn
mày: "Ngươi muốn gì? "
Người ăn mày cười: "Tâu bệ hạ,
người hỏi thần y như là có thể thỏa mãn ước vọng của thần vậy "
Hoàng đế cảm thấy bị xúc phạm. Ông
ta nói: "Dĩ nhiên là ta có thể làm cho ngươi thỏa nguyện.
Hãy nói đi, ngươi mong muốn điều
gì?" Và người ăn mày đáp:
"Xin bệ hạ hãy suy nghĩ hai lần
trước khi hứa hẹn bất cứ điều gì "
- Người ăn mày này không phải là một
người ăn mày bình thường, kiếp trước ông là thầy của các hoàng đế, ông
đã có một lời nguyền từ khi đó: "Ta sẽ trở lại và sẽ cố thức tỉnh trong kiếp
sau của các ngươi, kiếp này các ngươi có thể quên, nhưng ta sẽ lại đến
".
Vị hoàng đế đã hoàn toàn quên _ nào
ai có khả năng nhớ được tiền kiếp của mình?
Vì vậy ông ta phán: "Ta sẽ thỏa
mãn ước vọng của ngươi, ta là một hoàng đế đầy quyền năng. Vậy ngươi có ước
vọng gì mà ta không thỏa mãn được chứ? " Người ăn mày đáp:
"Chỉ là một ước vọng đơn
giản, bệ hạ hãy xem cái bát này, Ngài có thể làm đầy nó với một thứ gì đó chứ?"
Hoàng đế đáp "dĩ nhiên ",
rồi ông ta gọi viên tể tướng đến và nói:
"Hãy trút đầy tiền vào bát của
gã ăn mày này ", viên tể tướng lấy tiền và trút vào trong bát, tiền mất
hút, ông cứ trút mãi mà tiền cũng mất hút mãi. Và bát của người ăn mày vẫn trống
rỗng.
Toàn bộ triều thần tụ họp lại, tiếng
đồn vang khắp kinh đô, dân chúng đều biết câu chuyện lạ, uy tín của nhà vua
cũng đem ra đặt cược. Hoàng đế nói với các vị quan thần:
Cho dù toàn bộ vương quốc có mất
đi, ta cũng sẵn lòng, nhưng ta không thể bại trận bởi người ăn
mày này đươc!". Thế là.. kim cương, ngọc ngà châu báu đều hết sạch.
Cái bát dường như không có đáy, mọi thứ được cho vào trong đó và ngay lập
tức biến mất như không hề tồn tại. Cuối cùng,trời đã tối và mọi người đứng
lặng nơi đó. Đức vua sụp xuống chân người ăn mày thừa nhận sự thất bại. Ông
nói : " Ngươi đã chiến thắng, nhưng trước khi đi hãy cho trẫm biết một
điều.
Hãy thỏa mãn sự tò mò của
ta. Cái bát ăn xin của ngươi chế tạo bằng thứ gì???
Người ăn mày cười và nói:
" Nó làm bằng tâm thức của con
người,Không có gì là bí mật cả,nó đơn giản là được tạo nên từ Dục Vọng của con
người "
Thật Nghĩa Từ Bi
Tèo: - Thực tình mà nói, thấy
con người không chịu lo tu tập, cứ mãi tranh giành,
chém giết, thù hận lẫn nhau mà
tôi cảm thấy thương xót và tội nghiệp dùm họ.
Tí: - Xin hãy quên cái
tự mãn kiêu căng của bạn đi!
Tèo: - Bạn nói gì lạ vậy?
Khi tâm Từ phát triển, ta mới thương xót và tội nghiệp cho những ai
vẫn còn luẩn quẩn trên con
đường danh lợi chứ. Không lẽ Đức Phật thương xót chúng sanh
như mẹ thương con là
Ngài kiêu căng ngã mạn sao?
Tí : - Đức Phật khác, bạn
khác.
Tình thương của Ngài phát xuất từ
trí tuệ, từ việc thấy quá rõ sự lường gạt của bản ngã,
còn tình thương của bạn là do sự
so sánh, thấy mình trong, người khác đục,
thấy mình hiểu Đạo, người khác
không hiểu Đạo. Lòng từ bi của một người từ trên cao
nhìn xuống không phải là từ bi gì
cả. Đó chỉ là sự phóng hiện của bản ngã mà thôi!
BÌNH:
Khi Từ Bi chính là bản chất rồi
thì không thấy có cái
''Tôi Từ bi'' nữa, vì Từ Bi
là tên gọi khác của Vô Ngã.
- Ai Vô Ngã, người ấy chính là
người sống trọn vẹn Từ Bi,
còn tất cả chỉ là đang huân tập hạt
giống Từ Bi mà thôi vậy!
Namo Buddhaya
(Thích Tánh Tuệ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét