Nguyên nhân gây ra cơn đau tim là do
sự tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho cơ tim (thường là do cục máu đông trong
động mạch vành). Hậu quả phụ thuộc vào số lượng cơ bị ảnh hưởng và người bệnh
được điều trị nhanh chóng thế nào.
Nếu bạn nghĩ có ai đó
đang bị cơn đau tim, hãy kêu gọi sự giúp đỡ thay vì ngồi chờ để xem các triệu
chứng có giảm đi không.
Khi gặp một người nghi bị cơn đau tim, việc sơ cứu kịp thời và
đúng cách có thể giúp cứu tính mạng người bệnh. Bệnh nhân sẽ dễ vượt qua cửa tử
hơn gấp ba lần nếu được điều trị đúng cách trong vòng một giờ.
Triệu chứng của cơn đau
tim
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của cơn đau
tim. Người bệnh không nhất thiết phải có tất cả những triệu chứng này. Nếu cơn
đau giảm đi khi nghỉ ngơi, nó có thể là cơn đau thắt ngực.
-Đột nhiên có cảm giác ngất xỉu hoặc chóng mặt
- Đau ngực dữ dội (dai dẳng, lan lên hàm dưới và xuống một hoặc cả
hai bên cánh tay) không giảm khi nghỉ ngơi.
- Cảm giác rất khó chịu trong bụng (giống như cảm giác đầy bụng
khó tiêu)
- Khó thở (bệnh nhân có thể thở hổn hển)
- Hoảng sợ (cảm thấy như sắp chết)
- Da xanh tái, đổ mồ hôi lạnh
- Mạch nhanh, yếu, không đều
- Ngã quỵ, thường không có dấu hiệu cảnh báo
- Có thể mất ý thức
Cần làm gì
Nếu bệnh nhân còn
tỉnh
1. Giảm gánh nặng
cho tim. Để bệnh nhân ở tư
thế nửa nằm nửa ngồi càng thoải mái càng tốt, đầu và vai được nâng đỡ tốt và
đầu gối gấp để giảm gánh nặng cho cho tim. Nới lỏng quần áo ở cổ, ngực và bụng.
2. Gọi cấp cứu. Giữ những người khác đứng xa bệnh nhân.
3. Cho thuốc đau thắt
ngực. Nếu bệnh nhân có thuốc
điều trị đau thắt ngực, hãy giúp bệnh nhân uống thuốc. Giữ cho người bệnh bình
tĩnh và khuyến khích người ấy nghỉ ngơi.
4. Cho aspirin. Nếu bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, cho bệnh
nhân nguyên một liều aspirin dạng viên nén (300mg). Bảo bệnh nhân nhai từ từ để
thuốc hòa tan và hấp thu vào máu nhanh hơn khi đến dạ dày. Aspirin giúp phá vỡ
cục máu đông, giảm thiểu tổn thương cơ tim trong cơn đau tim.
5. Theo dõi bệnh
nhân. Thường xuyên kiểm tra
và ghi lại tình trạng ý thức, nhịp thở và mạch.
Nếu bệnh nhân bất
tỉnh
1. Giữ thông đường thở. Kiểm tra hô
hấp của bệnh nhân và chuẩn bị để bắt đầu hồi sức tim phổi.
2. Sử dụng máy khử
rung. Nếu có thể, hãy nhờ ai
đó mang máy AED (máy khử rung tim tự động bên ngoài) đến trong khi bạn trông
chừng người bệnh. AED sẽ phát ra sốc điện để điều chỉnh tình trạng nhịp tim bất
thường gọi là rung thất - nguyên nhân của một số cơn đau tim.
3. Vận hành máy khử
rung. Việc sử dụng AED khá
đơn giản. Gắn miếng đệm vào máy như hướng dẫn; sau đó máy sẽ hướng dẫn người
vận hành trong suốt quá trình. AED sẽ chỉ phát ra sốc điện nếu tình trạng bệnh
nhân cho thấy cần phải như vậy. Nếu đã gắn máy AED vào bệnh nhân, hãy để máy
luôn bật và miếng đệm luôn gắn vào, ngay cả khi người bệnh đã hồi phục.
Làm gì tiếp theo?
Đợi nhân viên cấp cứu. Người bệnh càng được điều trị cấp cứu sớm
thì cơ hội sống càng lớn.
Chẩn đoán sẽ được khẳng định ở bệnh viện bằng điện tâm đồ và xét
nghiệm máu. Điều trị bao gồm nằm viện ở khoa hồi sức tích cực, điều trị nội
khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Mục đích là giảm thiểu đau, phục hồi tưới máu
cho cơ tim bị tổn thương, và ngăn ngừa biến chứng.
Nếu đó là cơn đau thắt ngực
Nếu đau giảm đi sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài phút, có khả năng
là đó là một cơn đau thắt ngực. Đây là một tình trạng bệnh lâu dài trong đó các
động mạch vành (động mạch tim) bị co thắt, do đó cơ tim không nhận được đủ máu
để đáp ứng nhu cầu. Một số người được chẩn đoán đau thắt ngực sẽ có thuốc để sử
dụng trong trường hợp bị cơn đau.
1. Trấn an. Giữ cho người bệnh bình tĩnh; cho bệnh nhân
ngồi xuống.
2. Hỗ trợ bằng thuốc. Giúp người bệnh tìm thuốc (thường là thuốc
viên hoặc thuốc xịt). Giúp bệnh nhân uống thuốc nếu cần. Nếu bệnh nhân không có
sẵn thuốc, gọi cấp cứu ngay lập tức. Xử trí như đã mô tả ở trên.
3. Theo dõi. Cơn đau sẽ giảm đi trong vòng vài phút. Nếu
cơn đau không giảm hoặc người bệnh không có thuốc, hãy xử trí như với cơn đau
tim.
Cẩm Tú
Theo Reader’s
digest
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét