Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

NẾU PHẬT THỰC SỰ TỒN TẠI, BẠN SẼ ĐƯỢC GÌ VÀ MẤT GÌ?

                                     

Nếu khi bạn chết, bạn thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật, vậy bạn sẽ mất những gì?

Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”. Sau đó, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói:“Mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: “Thư ông, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ quê mùa, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi rằng: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật, điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Vậy tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì mà tôi tin vào Đức Phật, hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất điều gì?”
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời:“Ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả!”.
Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả: “Cảm ơn câu trả lời của ông! Trong tâm tôi lại có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi, ông sẽ mất những gì?”. Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.


Cùng suy ngẫm:http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Nếu bạn tin vào Phật và Phật không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật thật sự có tồn tại, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!
Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người sống lương thiện, chân thành và khoan dung, Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ.
Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Họ luôn luôn vui vẻ, bao dung và biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng điều thiện và hòa ái, chân thành; như vậy không tốt sao? Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức để ước thúc tâm mình.
Shakespeare đã từng nói rằng “Đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không, tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm”. Nếu khi bạn chết, bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi điều gì?
Hãy nhìn xung quanh chúng ta, nếu một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không còn phân biệt được thiện – ác, đúng – sai. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người có những đức tính này là những người tốt nhất. Còn những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm, bái lạy Phật chỉ vì danh lợi, họ đã bị mất đi phương hướng, tìm không thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống này.
Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại. Vậy nên, hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, hãy tưới lên nó đức tin đúng đắn, nếu như vậy bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc tròn đầy!
Theo Daikynguyenvn


 

Không có nhận xét nào: