Tôn
giả Angulimala[1] trước khi gặp Phật, là một kẻ sát nhân. Sau khi xuất gia,
tôn giả tinh tấn tu tập, lấy phép quán từ bi làm tâm điểm trong việc tu tập của
mình. Tôn giả vẫn thường làm kệ:
Ai
trước làm nghiệp ác
Nay
lấy thiện chận lại
Chói
sáng thế gian này
Như
trăng thoát mây che
Một
lần vào thành khất thực, Tôn giả gặp một phụ nữ đang chuyển dạ. Cô ta mong Tôn
giả chỉ cho một pháp bình an.
Tôn
giả không biết làm sao nên phải trở về bạch với Phật. Sau khi được Phật chỉ
dạy, Tôn giả quay lại chỗ sản phụ và nói: “Tôi
từ khi được Thánh sinh đến nay, chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng
sinh. Mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn và sinh nở được an toàn”. Sau lời chú nguyện, người phụ nữ vượt cạn
an toàn.
Câu
chuyện cho ta thấy tác dụng rất mạnh của lời nguyện. Nó giống như một lời thần
chú giúp việc lợi tha được hoàn mãn mà không cần dùng đến pháp nào khác.
Vì
sao lời nguyện của tôn giả lại mạnh như thế? Vì nó không phải là một lời mong
muốn suông. “Từ khi thánh sinh đến nay”, là từ khi Tôn giả từ bỏ việc giết
người, xuất gia tu hành, giữ giới và tu tập thiền định trí tuệ. “Chưa bao giờ
cố ý giết hại mạng sống của chúng sinh” là từ tâm không giết hại. “Không cố ý”
là không có chủ tâm muốn giết hại chúng sinh. Giết hại có hai. Hoặc là do cố ý.
Hoặc là do vô tình. Đây Tôn giả khẳng định không cố ý. Nó thể hiện loại từ tâm
mà ngài đang tu.
Giết
hại đưa đến cái quả bất an, tai họa, yểu mệnh. Không giết hại sẽ tránh được các
cái quả như thế. Người không giết hại sẽ nhận được cái quả an ổn, không có tai
họa và trường thọ.
Tôn
giả dùng công đức có được từ việc từ bỏ sát sinh, không có tâm cố ý sát sinh
đó, hồi hướng cho thai phụ, cũng có nghĩa là hồi hướng sự an bình, không tai
họa cho sản phụ.
Và
mọi việc được như ý.
Bài
kinh trên cho ta thấy mấy điều sau:
1/ Có thể dùng
công đức từ việc tu hành của mình hồi hướng cho tha nhân, giúp tha nhân
bình an. Người hữu duyên sẽ nhận được sự trợ duyên này. Hữu duyên, là người có
duyên với mình. Hữu duyên có hai loại. Một là thuận duyên. Hai là nghịch duyên.
Thuận duyên, là người từng gieo duyên lành với mình. Nghịch duyên là người cũng
từng gieo duyên với mình, nhưng không phải duyên lành mà là ác duyên. Vô duyên
thì việc hồi hướng không có tác dụng. Còn đã có duyên, dù thuận hay nghịch,
việc hồi hướng đều có tác dụng ít nhiều.
Nếu
thuận duyên thì mọi việc trở nên dễ dàng, kết quả dễ thấy.
Nếu
là nghịch duyên, chúng ta phải biến cái nghịch duyên đó thành pháp trợ cho việc
tu hành của mình. Tức chúng ta phải biến những nghịch duyên mà tha nhân mang
lại cho mình thành pháp giúp mình tiến tu. Người ta gây oán trái cho mình, mình
không sân hận mà chỉ thấy nhờ họ lực nhẫn của mình mạnh hơn, mình bất động được
với các oán trái đó, nó sẽ tạo ra một loại công đức rất lớn, mà nghịch duyên
chính là một trong các duyên trợ lực tạo ra công đức này. Đó là chúng ta biến
nghịch duyên thành thuận duyên, rồi dùng đó hồi hướng cho người.
2/
Bất kể trước đó chúng ta thế nào, nhưng khi bắt đầu tu thì công đức liền xuất
hiện.
Chúng ta có thể dùng công đức đó để hồi hướng cho tha nhân. Tha nhân có thể là
người không thân và người thân.
3/ Tùy nhân tùy
duyên mà hồi hướng: Muốn hồi hướng cho người được bình an, tai qua nạn
khỏi thì chúng ta dùng loại công đức tương ưng với đó mà hồi hướng.
-
Đối với người phạm giới thì dùng công đức không phạm
giới hồi hướng. Như không uống rượu hay trinh bạch thì dùng phước đức
đó mà hồi hướng cho người không uống rượu và không trinh bạch.
-
Đối với người bệnh hoạn, nạn tai thì dùng công đức có được từ việc không sát
sinh hay phóng sinh mà hồi hướng.
Cứ
tùy nhân tùy duyên tương ưng mà hồi hướng
4/
Kết quả tùy thuộc vào công đức tu hành của người hồi hướng và phước lành của
người được hồi hướng
Nếu người
hồi hướng có công đức lớn. Tức gồm đủ ba loại:
1. Công đức phát tâm
bồ-đề :
Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.
2. Công đức tu hành của bản
thân :
Hàng phục tham sân si.
3. Công đức có được từ việc
lợi tha :
Giúp người.
Gồm
đủ ba loại đó thì nguyện lực hồi hướng mạnh, dễ có kết quả mau chóng.
Dù
đủ ba phần đó rồi, nhưng tùy năng lực tu hành, việc lợi ích tha nhân nhiều hay
ít mà kết quả mau chậm cũng có sai khác.
Nếu người
được hồi hướng có phước đức của bản thân thì kết quả nhận được sẽ mau
chóng hơn là người không có phước đức.
Đó
là lý do vì sao cùng một việc phát nguyện mà ta thấy có kết quả sai khác trong
các trường hợp.
Lợi
ích cho người bằng cách hồi hướng công đức từ bản thân, đa phần đều mang lại
kết quả hữu dụng tốt đẹp, hơn là chạy theo những hình thức lợi ích bên ngoài mà
năng lực tu hành không có. Thiếu trí tuệ thì có khi thứ mình nghĩ lợi ích cho
người chính là hại người…
[1] Kinh trung
Bộ tập 2. Kinh Angulimala
Chân Hiền Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét