Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ HÓA GIẢI

Kết quả hình ảnh cho tình thương

Trong các tôn giáo lớn đều đặt vấn đề tình thương trong hệ thống giáo lý để giáo hóa tín đồ.Tình thương là chữ dùng chung, mỗi tôn giáo có một thuật ngữ riêng, do đó, mỗi thuật ngữ đều có một giá trị nhất định.
Chữ "từ bi" trong Phật giáo có một giá trị bao quát mà "tình thương" chỉ là một khía cạnh tương đối trong ứng xử. Kito giáo sử dụng chữ "bác ái", tuy hàm nghĩa là tình yêu rộng lớn, nhưng mặc định đối với tín đồ chỉ hạn giới đối với con người. Chính vì thế mà trong bài hát kinh Hòa bình của Phanxico đã nêu lên vế đối đãi trong trạng thái nhị nguyên: "Lạy Chúa từ tôn xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người..lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem ủi an vào chốn lỗi lầm..Để con đem ánh sáng vào nơi tối tăm..." Đó là thể hiện tình thương từ sự đối đãi, đem cái tốt để lấp vào chỗ xấu, lấy cái tốt vượt qua cái xấu. Thánh kinh Chúa cũng dạy: "khi bị đánh má phải thì hãy đưa má trái cho họ đánh nốt, bị lột áo ngoài thì đưa luôn áo lót luôn cho họ..."
Đành rằng giáo chủ đã thể hiện lòng bác ái bao la qua lời dạy, nhưng mấy ai thể hiện được, vì sao? Trong cuộc sống  tương đối, "cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sanh thì cái kia sanh, cái nầy diệt thì cái kia diệt", luôn luôn tồn tại hai mặt tương phản, không thể chọn cái nầy mà cái kia sẽ mất.Kinh điển Karl Mark cũng đã xác nhận: "trong một hợp thể luôn có hai mặt đối lập lẫn nhau, giải quyết mâu thuẩn nầy thì mâu thuẩn khác phát sanh" có nghĩa không bao giờ giải quyết tuyệt đối luật tương ứng trong cuộc sống. Trong thân tâm một con người, tốt xấu lẫn lộn, hạt giống nào mạnh thì hạt giống đó phát triển nhanh. Một tín đồ ngoan đạo, cố gắng áp dụng lời dạy của Chúa, không có nghĩa qua việc làm tốt thể hiện tình thương đối với đồng loại mà những hạt giống xấu sẽ bị triệt tiêu hoặc không bao giờ có hạt giống xấu, hạt giống xấu luôn tiềm ẩn có cơ hội sẽ bộc phát. Nếu con người chỉ thuần hạt giống tốt thì đã là Thánh; do vậy khi có dịp, hạt giống xấu vẫn trổi dậy như cỏ mọc vườn hoang, mỗi khi ý thức hành động, lời nóiý nghĩ xấu, tội lỗi thì  đến tòa giải tội trình bày với cha, đó là cách làm nhẹ mặc cảm tội lỗi, nếu hối nhân không thật sự tự cải hoán những hạt giống xấu trong thâm tâm mình thì việc làm thiện hay thể hiện tình thương đó như cách tự đánh lừa mình và lấy điểm với bề trên.
Đối với Phật giáo, chữ "Từ Bi" thể hiện hạnh nguyện của một Bồ tát, hoặc các tín đồ thọ Bồ Tát giới thực hiện qua những công ích, cho bất cứ tha nhân hay vạn loại. Trong phạm vi nhỏ, chữ "tình thương" cũng áp dụng cho hàng phật tử vượt trên cả tình thương trong xã hội. Tình thương bình thườngtình thươngđiều kiện - hoặc là người thương mình thì mình cũng phải thương lại; hoặc mình thương người mong muốn người được mình thương phải đáp ứng hay phải biết là mình thương họ.Giúp đỡ người cũng muốn người phải tri ân mình, hoặc muốn cho mọi người biết việc thiện mình làm, thế gian gọi là cầu danh.Tình thương như thế phúc tội song hành.Mình còn cố chấp vào việc làm tốt của mình thì việc làm đó đã không còn tốt, và tự mình dày vò bởi tính cố chấp đối với người hoặc việc mình vừa làm gọi là "tốt", không những gây khổ cho đối tượng được giúp mà chính bản thân mình cũng nặng trĩu niềm ưu tư.

Trong tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo như các đơn vị Gia Đình Phật tử gọi là Lam viên, bước vào tổ chức, các em đã phải học thuộc ĐIỀU LUẬT
A. Điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu niên:

  1. Phật tử quy y Phật Pháp Tănggiữ giới đã phát nguyện.
  2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
  3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
  4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
  5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

 B. Điều luật của Đoàn sinh ngành Đồng:
   1. Em tưởng nhớ Phật.
   2. Em kính mến cha mẹthuận thảo với anh chị em.
   3. Em thương người và vật.


Chỉ là đoàn sinh thôi, cũng phải được giáo dục mở rộng lòng thương và tôn tọng sự sống, sự sống không chỉ giới hạncon người mà còn cả loài vật, vì vậy- Em thương người và vật. Tình thương như vậy, nó vượt ra khỏi hai chữ "bác ái". Một khi thương cả người và vật thì không có lý do tồn tại tính nhị nguyên trong hành xử. Người con Phật không vô cớ chặt phá cây cối.Luật Phật nghiêm khắc một vị xuất sĩ không được cày bừa hay làm bất cứ điều gì tổn hại sinh mạng động vật cũng như thực vật.Đó là tình thương chân thật, tôn trọng mọi sinh loại.

Một Rinpoche sau khi trốn thoát khỏi Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi trong 20 năm tù ngục bị hành hạ đánh đập, ngài sợ cái gì nhất? - ngài trả lời - con sợ chỉ đánh mất lòng từ bi. Câu trả lời của một tâm Thánh trước bạo lực thật đáng  tôn kính, và chỉ có những hành giả chân chánh mới giữ được lòng từ bi như vậy.

Kinh Pháp cú phẩm Song Yếu 4:" Nó mắng tôi, đánh tôi - nó thắng tôi, cướp tôi, không ôm hiềm hận ấy, Hận thù được tự nguôi." và phẩm An Lạc 197: "Vui thay chúng ta sống - không hận giữa hận thù - giữa những người thù hận - Ta sống, không hận thù".

Tấm lòng từ bi vượt khỏi  tính đối đãi nhị nguyên, mới đủ năng lực hóa giải nghiệp thức, chỉ có tự mình làm cho mình thanh tịnh, vì vậy Pháp cú phẩm Tự Ngã 165 nói: "Tự mình, làm điều ác - tự mình làm nhiễm ô - tự mình không làm ác - tự mình làm thanh tịnh - tịnh, không tịnh tự mình - không ai thanh tịnh ai".

Trong cuộc sống có nhiều điều mầu nhiệm về tình thương vô điêu kiện, đó là năng lượng hóa giải rất nhiều nghiệp lực chính mình và cho đối tượng. Một chú chó bệnh nặng,suốt thời gian xạ trị không kết quả,biết không còn sống được bao lâu, người chú đi mua chiếc xe kéo để chú nằm, mỗi ngày đi dạo phố để chú được thư thả, mọi người biết được, ông chủ bán xe giảm 50% giá tiền, khách bộ hành qua lại trên phố đều đến vuốt ve và trãi lòng đối với chú chó, điều ngạc nhiênthời gian sau đó, chú đứng dậy được, bắt đầu ăn và đi lại, sức khỏe dần hồi phục, phải chăng năng lượng yêu thương của ông chủ, của mọi người đã hóa giải được  căn bệnh của chú chó đó?
Khoa học ngày nay xác nhận năng lượng của con người có một sức mạnh không ngờ. Một người mỗi ngày đứng trước chậu cây trãi lòng thương yêu, truyền năng lượng tốt thì cây phát triển nhanh , ngược lại cây bị ai đó mỗi ngày đến nhìn với tâm thái bực dọc nguyền rũa thì cây sẽ bị tàn héo.Vật nuôi cũng thế, được yêu thương chúng sẽ khôn ngoan nhanh lớn, nếu bỏ rơi hoặc hành hạ đánh đập thì chúng sẽ bị èo ụt bệnh hoạn.

Tình thương là một năng lượng dương có công năng hóa giải mọi mắc mứu trong cuộc sống, tự thân người bệnh luôn mang một tâm thái an lạc nhiều yêu thương với chung quanh thì căn bệnh sẽ giảm thiểu rõ rệt, cộng thêm hành thiện như bố thí, phóng sanh... thì chắc chắn bệnh sẽ không thể phát tác.Tinh thần đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe. Năng lượng thể hiện qua ánh mắt, qua ngôn ngữ, qua việc làm, qua thần thái. Người có năng lượng từ ái thì mọi người chung quanh cảm thấy an lành, nhẹ nhàng, người có tâm địa xấu ác thuộc năng lượng âm, người gần gủi cũng cảm thấy bất an khó chịu.Một vị thầy có tâm từ thật sự thì đạo chúng an lành hạnh phúc, ngược lại thì đạo chúng luôn bất an, dù tổ chức nội quy chặt chẻ cũng khó tồn tại một "hải chúng an hòa".

 Như vậy, tình thương bình thường của cuộc sống nhiều điều kiện thì chỉ là tình thương hạn chế, khó lan tỏa kết quả tốt đẹp rộng lớn, tình thươngđiều kiện là không thấy mình hành thiện, không thấy người được tiếp nhận việc từ thiệnkhông chấp vào vật  để hành thiện, theo nhà Phật gọi là Ba la mật, nghĩa là rốt ráo, không có một dấu vết lưu lại như chim nhạn bay qua sông nước, tâm hồn mới thanh thản, cuộc sống mới ý nghĩa, không bị vướng bận bởi cái đối đãi thường tình.

                                                                                                        Minh Mẫn
                                                                                                        23/11/2016

Không có nhận xét nào: