Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG…(Thơ xướng họa)



ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG…
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
ĐÃ mang nghiệp chướng, giải chưa rồi!
BIẾT họa quay đều ngẫm hởi ôi!
VÔ đắm duyên trần… xa khổ nổi,
THƯỜNG vun đạo hạnh… rõ yên trồi.
SAO không quẳng hết lìa nhân tội,
CÒN mãi nương tìm kết nghĩa vôi.
PHIỀN muộn bao đời đang chuốc đổi,
NÃO nào hãy dứt, buộc ràng thôi…
31/5/2019
Viên Minh

Đình Diệm HTM
ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
ĐÃ đắm trần gian lắm nghiệp rồi
BIẾT đời huyễn mộng thoảng nhanh ôi!
VÔ tham,đoạn ái...đau nào nổi
THƯỜNG hỷ,huân bi...khổ đấy trôi
SAO cứ bon chen bờ bến tội
CÒN hoài lặn hụp chốn hàn vôi
PHIỀN sầu tác ý ngưng đan dệt
NÃO diệt tâm an nhẹ bước thôi...
Hương Thềm Mây
GM.Nguyễn Đình Diệm - 30.5.2019

ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG…
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
Nguyễn Như Nhiên ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG…
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
ĐÃ nhận trần gian thấy nợ rồi!
BIẾT là tạm bợ lắm sầu ôi!
VÔ minh lận đận thương chìm nổi,
THƯỜNG lạc quang huy lắng ngập trồi.
SAO đón sân si thêm kiếp tội,
CÒN ràng chướng ngại chọn đời vôi.
PHIỀN như gió lộng chưa ngưng thổi,
NÃO giảm tu thành bớt khổ thôi…
31/5/2019
Nguyễn Như Nhiên (Kính họa)

 NGHIỆP CHƯỚNG TRẦN GIAN

Kính cảm ơn bác Minh Đạo, Chủ biên Trang-Thư Pháp Minh Đạo đã chia sẻ bài thơ: Đã Biết Vô Thường...TT xin kính hoạ bài của bác để cùng chia sẻ với đại chúng.

Biển ái trầm luân đã khổ rồi!
Pháp Phật hành trì hạnh phúc thôi!
Cuộc đời lặng lẽ chìm và nổi,
Quán chiếu Như Nhiên nghiệp chẳng trồi.
Sao cứ mê hoài bao ác tội?
Tháng ngày tu niệm dứt bạc vôi...
Siêu phương từng bước mây ngàn thổi,
Nghiệp chướng trần gian phải dứt thôi...

   Dallas Texas, 31-5-2019
           Tánh Thiện

Kỳ Hải Phan TĨNH Ý MÀ XEM
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
Kỳ Hải họa vui theo tác giả Viên Minh
ĐÃ cao hẳn tạm thế hay rồi!
BIẾT chỏm ham trèo ngã quỵ … ôi!
VÔ lý vong tình nên hạnh vãng
THƯỜNG ưu giữ hận ắt bi trồi.
SAO mài phận vỏ luôn hồng phấn,
CÒN ủ duyên lòng mãi bạc vôi?
PHIỀN vợi vui tràn khi tĩnh ý
NÃO nề chỉ thoáng nhẹ nhàng thôi!
01/6/2019 

ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG…
“ĐÃ BIẾT VÔ THƯỜNG SAO CÒN PHIỀN NÃO”
ĐÃ khổ trầm luân vạn nẻo rồi!
BIẾT đời thoáng chốc phận trùng ôi!
VÔ tâm… lặng lẽ điên không nổi,
THƯỜNG tuệ… bình yên loạn chẳng trồi.
SAO mãi chen chân vào góc tội?
CÒN hoài đến của kiếm tình vôi…
PHIỀN nan bớt dệt… thiền luôn thổi,
NÃO đoạn bao lần phải dứt thôi…

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

VƯỜN XUÂN (Thơ xướng họa)


VƯỜN XUÂN
(Họa theo bài VỀ LẠI NƠI XƯA của TG. GM.Nguyễn Đình Diệm)
Vườn xuân lộc hé thoảng hương đầy
Trở lại thương thời nhớ nỗi vây.
Hẻm vắng ngày xưa giờ đã rộng,
Đường khuya buổi lạ lúc chưa gầy.
Không tình lỡ hẹn cùng trăng nước,
Chẳng nghĩa sao chờ lạnh tóc mây.
Những khúc đời trong dầy nẻo lặng,
Ngàn thu mãi bận khoảng mơ nầy.
Ngàn thu mãi bận khoảng mơ nầy,
Bởi chặng chung tình thấm nghĩa vây.
Buổi rỗi êm đềm bên phượng thắm,
Duyên chùng khắc khoải vận người ngây.
Vang hoài hạ dỗi đau niềm nhớ,
Vọng giữa đông hờn đắng cảnh lây.
Lão giả thềm xuân tìm vị ấm,
Chiều lên tuổi hạc cũng đong đầy…
29/5/2019
Minh Quang

VỀ LẠI NƠI XƯA (Xướng)

Trở lại vườn xưa lá rụng đầy
Thềm hoang rêu phủ lạnh buồn vây
Người xa dạ thấm tình nào nhạt
Kẻ vắng lòng thâm nghĩa nỏ gầy
Tiếng hẹn còn vương đêm tỏa nguyệt
Lời mong mãi vướng buổi lùa mây
Bao nhiêu nếm trải chừ nhìn lại
Chuyện cũ tình quê cảm phận nầy !!!
Chuyện cũ tình quê cảm phận nầy
Tre nghiêng ngõ vắng lạnh sầu vây
Vàng mai ngấm đợi đà phai nhạt
Mận biếc ngời chờ đã úa gầy
Nặng nghĩa cam đành ôm mộng đẫy
Chung tình thủ phận gối mơ đầy
Thương tình một bóng mong tri kỷ
Thắp nến tương tư ngấn lệ vầy.

Hương Thềm Mây
GM.Nguyễn Dình Diệm 01.12.2018

9 ĐIỀU TỐT NHẤT KHÔNG NÊN LÀM KHI BỤNG RỖNG: NHIỀU NGƯỜI LÀM SAI GÂY TÀN PHÁ SỨC KHỎE

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường có nhiều thói quen hình thành theo thời gian. Ít người biết rằng nếu làm những việc này khi đói bụng hoặc bụng rỗng có thể tàn phá cơ thể.


"Cơ thể bạn là sự phản ánh những gì bạn ăn," đó là câu châm ngôn mà ai cũng biết. Nhưng đồng thời, có những việc chúng ta làm trước khi dùng bữa lại có ảnh hưởng tới cơ thể một cách rõ ràng.
Kênh Bright side sẽ giới thiệu cho bạn 9 việc bạn không nên làm trong khi bụng rỗng. Biết rằng bạn rất đói rồi nhưng nhất thiết không nên làm những việc này. Hãy ăn một cái gì đó an toàn hơn trước khi sử dụng các loại được nhắc tên sau đây.
1. Không dùng thuốc chống viêm sưng
Aspirin, paracetamol và các loại thuốc chống viêm sưng không chứa steroid khác (NSAID) không nên được tiêu thụ khi trong bụng không chứa thức ăn. 
Hành động này không chỉ làm tiêu giảm độ hiệu quả của thuộc mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (chẳng hạn như chảy máu dạ dày). 
Lời khuyên: Sữa làm tiêu giảm những ảnh hưởng bất lợi của NSAID. Nếu không có sữa, bạn có thể rửa trôi thuốc với nhiều nước nếu lỡ uống.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 1.
2. Không uống cà phê
Ngay cả loại cà phê đã khử caffeine, nếu được sử dụng khi bụng rỗng, có thể kích thích sự sản xuất acid có khả năng khiến ta bị ợ nóng và những loại bệnh về đường tiêu hóa khác. Bỏ bữa sáng sau khi uống cà phê có thể dẫn tới sự thiếu hụt serotonin và khiến ta có tâm trạng u ám suốt cả ngày dài.
Lời khuyên: Nếu như bạn đã có thói quen uống cà phê ngay sau khi thức dậy, bạn nên thêm một chút sữa hoặc kem. Sữa béo sẽ làm giảm những ảnh hưởng bất lợi trong cà phê. Hãy chọn cà phê loại tự nhiên thay vì loại đông, khô.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 2.
3. Không uống thức uống chứa cồn
Nếu không ăn uống, tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể được tăng lên gấp đôi, tốc độ này được giữ nguyên như quá trình tiêm tĩnh mạch. 
Ngược lại, việc loại bỏ những sản phẩm khiến rượu phân hủy chậm lại sẽ gây ra sự khó chịu. Những phản ứng của rượu lên cơ thể bạn tất nhiên sẽ đi cùng những ảnh hưởng tiêu cực tới gan, tim và thận.
Lời khuyên: Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn từ chối một thức uống, hãy ưu tiên đồ uống không chứa ga và đã được làm mát, bởi chúng sẽ được cơ thể hấp thụ chậm hơn. Tốt nhất là ăn một chiếc bánh nhỏ, chứa bơ trước khi uống.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 3.
4. Không nhai kẹo cao su
Trong khi đói mà nhai kẹo cao su, acid tiêu hóa được sản xuất và phá hủy niêm mạc của dạ dày; ăn quá nhiều kẹo cao su cũng dẫn đến viêm dạ dày. Khoa học đã chứng minh rằng những người nhai kẹo cao su có xu hướng thích đồ ăn vặt (khoai tây chiên, kẹo) hơn là trái cây và rau quả.
Lời khuyên: Kẹo cao su có chứa chất làm ngọt tự nhiên (xylitol, sorbitol) ít gây hại hơn những loại kẹo chứa đường, cyclamate hoặc aspartame. Hãy tránh nhai kẹo cao su trong hơn 10 phút, ngay cả khi bạn đang no.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 4.
5. Không đi ngủ ngay
Cơn đói và mức glucose trong cơ thể thấp sẽ ngăn chúng ta ngủ, đồng thời khiến giấc ngủ hời hợt và tỉnh giấc sớm. Thú vị thay, việc thiếu ngủ làm tăng mức độ sản sinh hormone gây đói; đây chính là lí do chúng ta ăn nhiều hơn vào sáng hôm sau sau khi bỏ bữa tối.
Lời khuyên: Ăn trước khi đi ngủ cũng là một ý kiến tồi. Lựa chọn phù hợp nhất là những sản phẩm từ sữa, bởi chúng chứa magiê và canxi. Những chất này khiến chúng ta có một giấc ngủ sâu.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 5.
6. Không tập luyện căng thẳng, cường độ cao
Có ý kiến cho rằng tập luyện khi đang đói sẽ giúp tiêu nhiều calo hơn. Nhưng trong thực tế, nó không ảnh hưởng tới sự tiêu hụt mỡ, mà ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của các cơ. Cường độ tập luyện cũng có thể giảm bởi cơ thể bạn sẽ bị thiếu năng lượng.
Lời khuyên: Hãy thử chuyển từ tập luyện sang những bài tập aerobics. Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, hãy ăn nhẹ trước bất cứ bài tập nào; bởi trong lúc tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh nước dạ dày – rất có hại với một túi dạ dày rỗng.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 6.
7. Không mua sắm
Ai trong chúng ta cũng biết cơn đói khiến ta mua nhiều đồ ăn hơn cần thiết. Trên thực tế, một chiếc bụng đói sẽ khiến chúng ta có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn – ngay cả khi đang không ở trong một cửa hàng bán đồ ăn. 
Theo nghiên cứu, suy nghĩ "Tôi muốn ăn" trong ta đã rút gọn còn "Tôi muốn", và những người đang đói sẽ tuân theo suy nghĩ đó bằng cách mua đồ.
Lời khuyên: Bên cạnh việc viết trước một danh sách đồ cần mua, việc trả bằng tiền mặt cũng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy mọi người thường chi tiêu ít hơn khi dùng tiền mặt, và nhiều hơn khi dùng thẻ tín dụng.
8. Không uống nước ép từ trái cây họ cam
Các axit và chất xơ cứng có trong trái cây họ cam quýt kích thích dạ dày trống rỗng của bạn, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị viêm dạ dày hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.
Lời khuyên: Bạn có thể làm giảm sự kích thích của nước ép họ cam nếu pha loãng nước ép với nước lọc theo tỉ lệ 1:1 (đối với những người dễ tăng động) hoặc 2:1 (đối với những người khác). 
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 8.
9. Không tranh luận
Những cơn đói khiến chúng ta ít điềm tĩnh hơn, lý do bởi sự tự kiểm soát đòi hỏi năng lượng.
Lời khuyên: Nếu bạn không có thời gian ăn trước khi thảo luận, hãy uống một cốc nước ấm và chia sẻ cùng với đối phương. Điều này sẽ khiến cuộc thảo luận diễn ra êm đềm hơn.
9 điều tốt nhất không nên làm khi bụng rỗng: Nhiều người làm sai gây tàn phá sức khỏe - Ảnh 9.
Lưu ý: Bạn có thể làm gì khi đói?
Chắc bạn đang nghĩ rằng điều thích hợp nhất có thể làm chính là ăn một chút gì đó. Nhưng đồng thời có một số việc rất thích hợp để làm khi bụng rỗng, mang lại kết quả tuyệt vời cho bạn.
1. Giải quyết vấn đề
Khả năng tập trung và sự chú ý của bạn sẽ sắc bén hơn khi bạn đang đói. Theo chuyên gia, đây được coi là "di sản" từ thời ông cha ta, những người đã rất tập trung và nỗ lực để kiếm thức ăn. Hormone đói Ghrelin đồng thời giúp chúng ta giải quyết nhiều việc, kích thích hoạt động não.
2. Đưa ra quyết định
Nếu bạn đang phân vân giữa chiếc váy đỏ hay quần jeans, hãy thử quyết định khi bụng đói. Nghiên cứu cho thấy rằng cơn đói khiến con người có những lựa chọn mang tới nhiều thành công hơn, tuy rằng có bốc đồng hơn. 
Tất nhiên, bạn không nên sử dụng phương pháp này với những vấn đề tài chính, mối quan hệ hoặc khi sức khỏe của bạn đang bị đe dọa.
theo Trí Thức Trẻ

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

MẮT NGƯỜI GIÀ _ BỆNH & HỎI ĐÁP Y KHOA

                  
    Mắt người già _ Bệnh & Hỏi đáp y khoa
BM

MẮT TÔI VẪN THẤY RÕ, TẠI SAO PHẢI ĐI KHÁM MẮT ĐỊNH KỲ?

Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bệnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bệnh, trên 65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

Lý do:

BM
  
Những thay đổi mắt ở người già xảy ra rất chậm, từ từ, làm bệnh nhân thích ứng với hoàn cảnh mà không để ý, không biết rằng mắt mình mờ hơn trước, hoặc thị trường (visual field) của mình bị thu hẹp lại, mình không còn thấy rõ những gì xảy ra ở ngoại biên tầm mắt mình, màu sắc các sự vật mình thấy không trung thực (ví dụ màu trắng mình tưởng là vàng), đêm tối lái xe, đèn phía trước chiếu vào mắt mình lóa không thấy rõ. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ khám thấy những thay đổi đó và sẽ có những biện pháp thích hợp để chữa trị (như cho đeo kính để điều chỉnh khúc xạ mắt (refraction correction), giải phẫu hay cho thuốc trị chứng cườm nước làm cao áp suất trong mắt, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy tới cho mắt, giải phẫu lấy cườm và thay thế bằng thấu kính nhân tạo/artificial lens, giúp tránh tai nạn cho người lái xe).

TÔI BỊ TIỂU ĐƯỜNG, MẮT TÔI KHÔNG SAO CẢ, TẠI SAO BS BẮT TÔI ĐI KHÁM MẮT

BM
  
Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh Đái tháo đường (diabetes mellitus) không phải chỉ có chứng đường được thải ra nước tiểu mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể người bệnh. Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nặng do bệnh đái đường.

Bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), làm hư hại võng mạc (là cái màng phía sau tròng mắt, nơi nhận hình ảnh do ánh sáng từ ngoài mắt chiếu vào), là lý do hàng đầu gây ra bệnh mù ở người lớn.

Bệnh nhân cần được bác sĩ mắt nhỏ thuốc làm nở con ngươi và khám võng mạc kỹ lưỡng (annual dilated fundoscopic  examination). Và chữa trị, theo dõi kỹ lưỡng nếu bất bình thường... Ngoài ra, mổ cườm khô cho người tiểu đường dễ có biến chứng hơn ở người không bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường cũng dễ bị cườm nước (glaucoma) hơn.

MẮT TÔI BỊ CƯỜM KHÔ (CATARACT), MUỐN MỔ NHƯNG NHIỀU NGƯỜI BẠN NÓI MỔ XONG VẪN THẤY MỜ, VẪN MANG KÍNH MÀ KHÔNG RÕ. VẬY CÓ CẦN MỔ KHÔNG?

BM
  
Cataract, hoặc cườm khô, là trường hợp thấu kính (lens) của mắt bị vẩn đục, cản trở ánh sáng từ ngoài vào rọi trên đáy mắt (retina).

Muốn thị giác toàn hảo, ngoài việc thấu kính phải thông suốt, cần phải có một võng mạc (đáy mắt, retina) làm việc tốt (ví dụ không bị hư hoặc kém đi do đã bị thoái hóa vì tuổi già, hoặc hư vì bệnh tiểu đường như nói ở câu trả lời trên), và luôn những phần khác của hệ thần kinh phải nguyên vẹn. Cho nên, mổ mắt lấy cườm sẽ làm thị giác tốt hơn trước, thấy rõ hơn trước khi mổ, nhưng không nhất thiết là sẽ 20/20 (tối hảo) vì còn tùy thuộc các yếu tố khác của mắt và hệ thần kinh người bệnh.

Ngoài ra, nếu bị cườm khô (cataract), bác sĩ mắt không nhìn thấy rõ phần sau của mắt nên không theo dõi và chữa trị được những bệnh của võng mạc (retinopathy). Lấy cườm khô ra giúp cho công việc chăm sóc của mắt dễ dàng và tốt hơn.

THẾ TẠI SAO MỔ CƯỜM KHÔ RỒI MÀ VẪN MANG KÍNH?

Ở người trẻ bình thường, không cần mang kính cũng thấy rõ vật ở thật xa (vô tận, infinity) cũng như vật ở gần (đọc sách chữ nhỏ. Sở dĩ được như vậy vì thấu kính (lens) trong mắt người trẻ có khả năng thích ứng (accommodation), thay đổi tính khúc xạ của nó (tựa như máy hình hiện đại có thể tự động zoom xa và gần).

BM
  
Thấu kính nhân tạo (thế thấu kính bịnh đã đục) không có khả năng thích ứng theo nhu cầu nhìn xa nhìn gần này, nên phải lựa chọn giữa một loại thấu kính nhìn gần và một loại thấu kính nhìn xa. Thường thì, khi mổ mắt cườm khô, một bên mắt thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn gần, mắt kia thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn xa để bịnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không cần đeo kính (mang gương). Tuy nhiên, những trường hợp như đọc sách chữ nhỏ, kéo dài, bịnh nhân cũng cần mang kính để mắt đỡ mệt và thấy rõ hơn.

BM
  
Những tiến bộ trong vòng chừng mười năm nay của  khoa giải phẫu chữa bịnh khúc xạ (refractive surgery) dùng laser để trị chứng cận thị, hay dùng thấu kính nhân tạo trong mắt (intraocular lens) để trị chứng viễn thị nặng giúp cho một số người cận thị (thấy gần mà không thấy xa) và viễn thị (thấy xa mà không thấy gần) khỏi cần mang kính nữa. Những tiến bộ này được áp dụng cho những người mổ mắt vì cườm khô cũng được hưởng những lợi ích đó, là thêm vào việc mắt họ sáng ra (vì hết bị đục), mắt họ còn được chữa các vấn đề khúc xạ (refraction errors), giúp cho họ khỏi nhờ cậy đến các kính dày cộm sau khi mổ, nhưng có thể cần mang kính một đôi khi. 

MẮT TÔI HAY BỊ "TÈM NHEM", BS CHO NHỎ THUỐC LÀ NƯỚC MẮT NHÂN TẠO, TÔI NHỎ VÀI HÔM THÌ KHỎI, SAO BÂY GIỜ VẪN BỊ LẠI NHƯ CŨ?

BM
  
Sở dĩ mắt chúng ta luôn luôn trong sáng vì nước mắt được tiết ra liên tục, giữ cho mắt ướt và có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng, đồng thời hệ thống ống dẫn thải nước mắt (tear duct) dư đi vào mũi ở phía dưới.

Người già, tuyến nước mắt làm việc kém đi, nhất là nếu mắc những bịnh làm giảm sút cơ năng hạch nước mắt, vì vậy mắt bị khô, nhất là lúc xem TV chăm chú, đọc sách lâu mà ít chớp mắt (“nhìn không chớp”).

Do đó, mắt bị xốn, do phản xạ, nước mắt lại sản xuất tăng lên, chảy đi không kịp làm nhòa, nhòe mắt.

Dùng nước mắt nhân tạo có ích cho trường hợp này nhưng phải dùng thường xuyên, không phải bớt triệu chứng rồi ngưng.

Ngoài ra, nên nhớ chớp mắt thường xuyên lúc đọc sách, xem phim, mang kính mát hoặc tránh chỗ gió nhiều làm khô mắt nhanh hơn.

Một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể gắn một nút (plug) bằng plastic vào kênh dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại cho mắt đỡ khô.

BM
  
Một số người già mí mắt bật ra ngoài (ectropion) nên không giữ được nước mắt, phải chảy ra ngoài. Có thể giải phẫu nếu cần.
BS Nguyễn Quỳnh Anh & BS Hồ Văn Hiền

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

THĂM HUYNH QUI (Thơ xướng họa)


THĂM HUYNH QUI
Thận dỗi bao ngày khổ bác Qui
Khuyên thời tịnh dưỡng chớ ràng chi…
Xuân thì gặp buổi từng đôi lúc…
Tuổi hạc quen mùa cứ mọi khi…
Bởi rứa an hòa nơi ngõ viện…
Như cùng lặng thấu dải đàn thi…
Sinh già bệnh tử người quen biết…
Chẳng được theo về… cáo lỗi hi!...
22/5/2019
Minh Quang

HIỀN HUYNH (Bài họa)
Huynh hiền tịnh dưỡng có thầy Qui
Đã thấu sinh già chẳng bận chi…(*)
Liễu rủ cành đưa từng gặp lúc…
Lan chờ nhụy hé cũng nhiều khi.
Nên cùng góc nhỏ yên giường viện…
Tựa trỗi bên thềm ngẩn sáo thi…
Bởi chặng vô thường lơ rõ biết!
Mau lành hẹn buổi nhớ thương hi…
27/5/2019
Trần Thông Đạt
------------------------------
(*) Sinh, già, bệnh, chết.