Cơm chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào, đem lại cảm giác no lâu hơn. Nhưng những kiểu ăn cơm dưới đây sẽ gây hại thêm cho cơ thể.
Sai lầm 1: Ăn cơm quá nhanh
Thói quen ăn cơm quá nhanh không chỉ khiến vị
giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến cơm chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày
mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ
dày, vô tình làm tổn hại niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, khi chúng ta ăn nhanh, nuốt vội sẽ
khiến cơm và thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau
ăn.
Sai lầm 2: Vo gạo quá kỹ
Phần nước màu trắng đục chính là phần chứa nhiều
dinh dưỡng nhất của gạo.
Khi vo gạo, nếu vo quá kỹ sẽ khiến cho lượng lớn
các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo bị trôi mất, làm mất đi rất
nhiều dinh dưỡng quý giá của hạt gạo.
Để thưởng thức bát cơm ngọt bùi, giàu dinh
dưỡng, tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn mà
thôi.
Sai lầm 3: Dùng nước lạnh để
nấu cơm
Đây chắc chắn là sai lầm khi nấu cơm mà rất
nhiều gia đình mắc phải. Bạn có biết: Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo
trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước, không được
hấp thụ trong gạo.
Ngược lại, nếu bạn nấu cơm bằng nước nóng, lớp
ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo
không bị vỡ nứt, từ đó giúp bảo vệ trọn vẹn dinh dưỡng có trong gạo.
Sai lầm 4: Vừa ăn cơm vừa uống
nước
Vừa ăn cơm vừa uống nước lọc hay nhâm nhi một
cốc nước có gas là thói quen của nhiều người, thế nhưng đây lại là một thói
quen rất xấu.
Thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở
năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Cùng lúc tiêu thụ thực phẩm vừa có chất rắn
lại có chất lỏng thì sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây hại cho dạ
dày. Hơn nữa, trong các loại nước có ga thường chứa lượng lớn carbon dioxide
gây áp lực, dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.
Ngoài ra, vừa ăn cơm vừa uống nước còn gây loãng
dịch tiêu hóa khiến dinh dưỡng có trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ ít hơn.
Sai lầm 5: Ăn quá nhiều cơm
trắng
Cơm dù tốt đến mấy cũng chỉ nên ăn không quá 3
bát/ngày. Thành phần chủ yếu trong cơm là chất bột đường, vì vậy nếu chúng ta
ăn quá nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây tăng cân và tăng
nguy cơ tiểu đường...
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa
Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Một bí quyết để giảm tiêu thụ cơm trong bữa
ăn đó là ăn rau trước tiên. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp
thu đường vào cơ thể. Ngoài ra, chất xơ trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu
đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm
đi.
Vị chuyên gia cũng khuyên nên thay cơm bằng các
loại ngũ cốc, đậu... vì chúng có chứa nhiều carbohydrates phức hợp, giúp điều
hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo
Sai lầm 6: Dùng chung bát, đũa,
thìa của nhau để ăn cơm
Ngay cả người thân trong gia đình cũng không nên
dùng chung bát, đũa, thìa của nhau để ăn cơm bởi trong khoang miệng chúng ta có
chứa vô vàn loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Trong đó, phổ biến nhất chính là vi
khuẩn Helicobacter pylori (HP).
HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-
tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, dẫn đến
nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.
Trong trường hợp bình thường thì vi khuẩn HP
không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có
thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư
dạ dày.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét