Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

5 LOẠI THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN HÂM NÓNG LẠI ĐẾN LẦN THỨ 2, THÀ BỎ ĐI CÒN HƠN TỰ ĐỔ THUỐC ĐỘC VÀO NGƯỜI

 



Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được trông đợi nhất năm đã sắp đến. Ngoài những lo toan đi đâu, làm gì chơi Tết trong thời điểm “sống chung với dịch” thì an toàn thực phẩm cũng được rất nhiều người quan tâm.

Tết là dịp gia đình nào cũng mua sắm đa dạng các loại thực phẩm, nấu nướng “mâm cao cỗ đầy”. Cũng chính vì vậy mà việc quá nhiều món ăn, xử lý thức ăn thừa khiến không ít người đau đầu.

Đương nhiên, chúng ta có thể bảo quản bằng tủ lạnh để tránh lãng phí. Nhưng các chuyên gia nhắc nhở không nên để quá lâu và có 1 số loại chỉ nên nấu vừa đủ, thừa thì bỏ đi chứ không hâm lại để ăn. Bởi vì khi đó chúng bị biến chất, chẳng khác nào tự đổ thuốc độc vào người.

1. Thịt gà và trứng gà

Không chỉ trong mâm cơm, mâm cúng ngày Tết, thịt gà và trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc với mọi bữa cơm gia đình. Nhưng không phải ai cũng biết rằng chúng sẽ gây hại cho sức khỏe nếu được hâm nóng lại sau khi nấu.

Bởi vì thịt, trứng gà và các loại gia cầm khác rất dễ nhiễm vi khuẩn salmonella. Nếu bạn hâm nóng lại, nhất là với lò vi sóng thì khả năng nhiệt sẽ không thể xâm nhập vào toàn bộ thịt gà từ trong ra ngoài. Lý do là khi đun nóng chúng ta đều sợ mất hương vị nên chỉ hâm vừa phải.

Lúc này, nếu thịt gà bị nhiễm vi khuẩn salmonella mà không được đun nóng đủ sẽ không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn và khi ăn sẽ dẫn tới ngộ độc. Hơn nữa, thịt gà có mật độ protein cao hơn thịt đỏ nên khi được hâm nóng, protein bị phân hủy và có thể gây khó chịu cho dạ dày, hệ tiêu hóa. Trứng luộc cũng có thể gây cháy, nổ khi hâm bằng lò vi sóng.

Khi cất thịt hoặc trứng gà nấu chín trong tủ lạnh, nên duy trì nhiệt độ 4 độ C trở xuống và chỉ sử dụng tối đa trong 3 ngày. Chỉ nên hâm lại 1 lần duy nhất và đảm bảo nhiệt độ trên 73 độ C để bảo vệ sức khỏe gia đình.

2. Nấm

rất nhiều dinh dưỡng, vitamin lại đa dạng cách chế biến nên rất phổ biến vào các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, khi nấu nấm, dù là loại nấm gì cũng nên ước lượng cho phù hợp khẩu phần ăn.

3. Hải sản

Hải sản là thực phẩm được nhiều người thích ăn, nhất là khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện và gia đình nào cũng có thể mua được. Hải sản giàu vitamin, khoáng chất và protein, nhưng không thích hợp để hâm nóng.

Nếu để lâu trong tủ lạnh quá 3 ngày, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn. Bởi vì hải sản để lâu sẽ sinh ra một lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc. Nên tốt nhất là chỉ mua vừa đủ để luôn tươi ngon, nấu và ăn 1 lần duy nhất, không để thừa.

4. Bông cải xanh và cần tây

Bông cải xanh và cần tây có chứa nhiều vitamin tan trong nước như vitamin C. Vì vậy, một số giá trị dinh dưỡng khi nấu chín đã bị mất đi. Theo nhiều nghiên cứu, bông cải xanh chứa 132 mg vitamin C mỗi khẩu phần.

Chưa hết, 2 loại rau xanh này cũng bị mất folate khi hâm nóng. Chất này giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Folate cũng rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị phá hủy khi hâm nóng, tạo thành chất độc cho cơ thể.

5. Khoai tây

Tết cổ truyền ở nhiều nước Châu Á khó mà thiếu được các món có khoai tây. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng khi bị hâm lại lần thứ 2, toàn bộ dưỡng chất trong nó sẽ biến mất và thay vào đó là chất độc hại cho sức khỏe con người.

Nếu khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là khi được bọc trong giấy bạc, chúng có khả năng tạo ra độc tố botulinum. Ngay cả khi bạn dùng lò vi sóng cũng không thể tiệt trùng nên chúng phải được bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng khoai tây còn rất dễ bị nhiễm khuẩn khi bảo quản trong tủ lạnh quá 48 giờ. An toàn nhất là đừng tiếc rẻ mà bỏ đi nếu không ăn hét.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This, Sunday More

(Theo Pháp luật và Bạn đọc)

Không có nhận xét nào: