Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ "Giết – thời – gian".
Câu
chuyện 1: THỜI GIAN
Một kỹ sư đã tính được rằng với
một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:
Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.
Nếu làm kim may sẽ bán được 300
USD.
Còn nếu dùng làm những cái lò xo
đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD
Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h
bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì
là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà
khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm
lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng
thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
Bài học: Không có cụm từ nào
tai hại cho bằng ba chữ "Giết – thời – gian". Nhiều người tìm những
thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được
ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.
Câu chuyện 2: MUỐN THÀNH CÔNG,
HÃY BIẾN ĐIỀU ĐÓ TRỞ THÀNH LỰA CHỌN DUY NHẤT
Năm 210 trước Công Nguyên, tướng
nước Sở là Hạng Võ đưa quân vượt sông Dương Tử để đánh đại quân Tần. Khi đêm
xuống, quân Hạng Võ đóng trại nghỉ trên bờ sông. Khi thức dậy, họ hoảng hốt khi
thấy thuyền của mình đều bốc cháy. Họ ráo riết truy lùng thủ phạm đã đốt thuyền,
nhưng sau đó họ phát hiện ra chính Hạng Võ đã đốt toàn bộ thuyền bè và ông còn
ra lệnh đập vỡ hết nồi niêu.
Hạng Võ giải thích với binh lính
rằng khi không có nồi niêu, không có thuyền bè, họ sẽ không có sự lựa chọn nào
khác ngoài việc chiến đấu tới cùng để giành chiến thắng hoặc bỏ mạng. Việc làm
trên tạo ra một hiệu ứng tinh thần to lớn đối với binh lính của ông: họ giương
cao giáo mác, cung tên, tấn công kịch liệt vào kẻ thù, giành chiến thắng năm
trận liên tiếp và tiêu diệt gọn đại quân nhà Tần.
Bài học: Khi bạn đủ dũng cảm để
đi đến trạng thái không còn đường lùi, bạn sẽ đủ dũng khí để thành công.
Câu chuyện thứ 3: CHỈ CÓ NGƯỜI
NÀO DÁM ƯỚC MƠ MỚI CÓ THỂ BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH HIỆN THỰC
Có một chàng trai năm 21 tuổi làm
ăn thất bại, năm 22 tuổi tranh chức nghị viện thất bại, năm 24 tuổi việc làm ăn
thất bại, năm 26 tuổi, người yêu qua đời, năm 27 tuổi, từng cảm thấy tuyệt vọng
với cuộc sống. Năm 34 tuổi, cạnh tranh chức nghị viên lại thất bại, năm 36
tuổi, vẫn là cạnh tranh chức nghị viện thất bại, năm 45 tuổi vẫn thất bại, năm
47 tuổi ứng tuyển phó tổng thống không trúng cử, năm 49 tuổi, lại không trúng
cử, năm 52 tuổi, trúng cử chức vị tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 16.
Người đàn ông này chính là
Lincoln, bởi vì ông ta tin tưởng vững chắc rằng chỉ là Thượng Đế đang lùi lại
chứ không phải là cự tuyệt lời thỉnh cầu của ông. Cho nên, ông luôn luôn nỗ lực
kiên trì hết mình và cuối cùng ông đã thành công.
Bài học: Có thể cho phép một
người thất bại nhiều lần, thậm chí thất bại nhiều lần ở cùng một việc, nhưng
không cho phép vì nhiều lần thất bại ở cùng một việc mà từ bỏ việc đó. Vì vậy,
chỉ có người kiên trì với ước mơ của mình mới có cơ hội biến nó thành hiện
thực.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét