Trong chuỗi số hạt vòng đeo tay của tràng hạt sẽ gồm có hạt cái, Phật đài, hạt con, hạt cách, hạt để tử, hạt đánh dấu.
Số lượng hạt các tràng hạt thường được sử dụng là: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 36 hạt, 27 hạt, 21 hạt, 18 hạt, 16 hạt, 14 hạt, 12 hạt, 9 hạt. Mỗi số lượng hạt lại mang những ý nghĩa khác nhau:
- Chuỗi 108 hạt: Cầu chứng cho 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ được 108 phiền não.
- Chuỗi 54 hạt vòng đeo tay: 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
- Chuỗi 42 hạt vòng đeo tay: 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.
- Chuỗi 27 hạt vòng đeo tay: 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là sẽ có 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, tương ứng với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
- Chuỗi 21 hạt vòng đeo tay: Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật.
- Chuỗi 18 hạt vòng đeo tay 18: Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán.
- Chuỗi 16 hạt vòng đeo tay 16: Thập Địa và Lục Ba La Mật.
- Chuỗi 14 hạt vòng đeo tay: Mười bốn Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 12 hạt vòng đeo tay: Mười hai Nhân Duyên.
- Chuỗi 9 hạt vòng đeo tay: Cửu Phẩm Liên Hoa.
Vòng Trầm sánh chìm nước 108 hạt
Ngoài ra còn có chuỗi tràng hạt 1080 hạt và chuỗi Mật Tông có chỗ dùng 110 hạt. Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới có 108 cho nên cả thảy là 1.080 hạt. Trong Phật giáo, Phật tử có sử dụng vòng phong thủy bao nhiêu hạt thì cũng đều hướng con người tới cái thiện, tránh trộm cắp, tham lam, không hại người, tạo nghiệp,...
Số hạt phong thuỷ theo Luân Hồi:
Theo quan niệm người xưa, đời người sẽ phải trải qua 4 giai đoạn hay còn gọi là vòng luân hồi “sinh - lão - bệnh - tử” trong đó 1 là sinh, 2 là lão, 3 là bệnh, 4 là tử. Chính vì vậy, người ta thường đeo vòng phong thủy có số hạt khi chia 4 sẽ dư 1 ý chỉ sự tồn tại, khởi đầu mới và tránh đeo vòng có số hạt chia được hết cho 4 (số tử) vì nó sẽ đem lại điềm xấu, vận rủi.
-------------------
108 pháp Tam Muội mà
đoạn trừ được 108 phiền não.
Tam muội, Phạn ngữ
Samadhi, Hán phiên âm Tam-ma-đề…, Hán dịch Chánh định, nghĩa là an trụ tâm vào
một chỗ, một cảnh. Người tu thực hành thiền định, trụ tâm vào một đối tượng
Chánh pháp, không cho tán loạn, giữ gìn an tĩnh, trạng thái này gọi là Tam
muội.
Xâu chuỗi 108 hạt mang ý nghĩa thực tập 108 phép định tâm (Tam muội)
để đối trị, chuyển hóa và đoạn trừ 108 phiền não.
Cũng vậy, khi thực hành sám hối thường lạy 108 lạy biểu trưng cho sự tịnh hóa,
ăn năn, sám hối tội chướng do 108 phiền não gây ra.
Về 108 phiền não, cứ Từ điển Phật học Huệ Quang (tập I,
tr.207), theo luận Đại Trí Độ, chỉ cho 10 triền phược và 98
kiết sử. Theo kinh Đại Phương Đẳng, do 6 giác quan khi tiếp xúc với
trần cảnh phát sinh 3 cảm thọ (lạc, khổ, vô ký), 6 x 3 thành 18 thứ, mỗi thứ
đều có nhiễm và tịnh, 18 x 2 (nhiễm, tịnh) thành 36 thứ, 36 x 3 thời (quá khứ,
hiện tại, vị lai) thành 108 phiền não.
MƯỜI BỐN CÔNG ĐỨC VÔ ÚY
CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Trích:
kinh Lăng Nghiêm – quyển sáu – viên thông về căn tai
Bạch Thế Tôn, lại do
con dùng Vô tác diệu lực của Kim cương Tam muội huân tu tánh nghe này, cùng
mười phương ba đời tất cả chúng sanh sáu nẻo đồng một bi ngưỡng, nên khiến các
chúng sanh nơi thân tâm con được mười bốn công đức vô úy.
Một là, do con không tự quán cái âm thanh mà quán cái
tánh quán, khiến cho chúng sanh khổ não kia trong mười phương quán âm thanh con
liền được giải thoát
Hai là, cái thấy biết được xoay trở lại, khiến các
chúng sanh nếu có rớt vào lửa lớn, lửa chẳng thể đốt cháy.
Ba là, quán cái nghe xoay trở lại, khiến các chúng
sanh bị nước lớn cuốn trôi, nước chẳng thể làm chìm.
Bốn là, diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến
các chúng sanh vào các nước quỷ, quỷ không thể hại.
Năm là, huân tu cái nghe thành tánh nghe, sáu căn tiêu
về bản tánh, đồng với cái tiếng, cái nghe, hay khiến chúng sanh đang khi bị
hại, đao gãy từng đoạn, khiến cho binh khí dường như chém nước, như thổi ánh
sáng, bản tánh không có sự lay động.
Sáu là, huân tu tánh nghe thuần sáng, sáng khắp pháp giới
thì các tăm tối vốn không tự tánh, khiến cho chúng sanh như Dược xoa, La sát,
Cưu bàn trà cho đến Tỳ xá giá, Phú đơn na….thảy, tuy ở gần bên cạnh mà mắt
chúng chẳng thể thấy.
Bảy là, các âm thanh hoàn toàn tiêu vào tánh, thấy
nghe xoay lại nhập vào bản tánh, lìa các vọng trần, hay khiến chúng sanh chẳng
thể bị gông cùm, xiềng xích trói buộc.
Tám là, diệt dứt âm thanh, viên mãn tánh nghe, khắp
sanh sức từ, hay khiến chúng sanh đi qua đường biển, giặc không thể cướp.
Chín là, huân tu cái nghe thành tánh nghe, lìa các trần
tướng, sắc không thể cướp hại, hay khiến tất cả chúng sanh nhiều dâm dục lìa xa
tham dục.
Mười là, thuần âm không trần, căn và cảnh viên dung,
không có năng đối sở đối, hay khiến tất cả chúng sanh căm giận lìa các nóng
giận.
Mười một là, trần tướng tiêu tan, trở lại tánh vốn sáng thì
pháp giới và thân tâm đều như ngọc lưu ly, sáng suốt không ngại, hay khiến tất
cả các người u mê ám chướng xa lìa vĩnh viễn si mê tối tăm.
Mười hai là, tiêu dung hình tướng trở lại tánh nghe, là đạo
tràng bất động, thấm nhập thế gian mà không hoại thế giới, hay khắp mười phương
cúng dường chư Phật Như Lai như số vi trần, bên mỗi đức Phật làm Pháp vương tử,
hay khiến chúng sanh trong pháp giới không có con, muốn cầu con trai sanh được
con trai trí huệ phước đức.
Mười ba là, sáu căn viên thông, sáng chiếu tất cả không
hai, trùm khắp mười phương cõi, thành Đại Viên Kính Không Như Lai tạng, thừa
thuận pháp môn bí mật của mười phương Như Lai, lãnh nhận không thiếu sót, hay
khiến những chúng sanh không có con trong pháp giới, muốn cầu con gái sanh được
con gái, đoan chánh phước đức, dịu hiền được mọi người yêu kính.
Mười bốn là, trong tam thiên đại thiên thế giới này có trăm
ức mặt trời mặt trăng, các vị Pháp vương tử hiện ở khắp thế gian có đến sáu
mươi hai hằng sa số, tu Phật pháp, nêu gương mẫu tùy thuận giáo hóa chúng sanh,
trí huệ phương tiện mỗi mỗi chẳng đồng.
Do con được bổn căn viên thông phát ra diệu tánh của căn tai, sau đó thân tâm vi diệu trùm chứa cùng khắp pháp giới nên có thể khiến cho chúng sanh trì niệm danh hiệu của con, so với những người trì niệm danh hiệu của sáu mươi hai hằng sa số Pháp vương tử ấy, phước đức hai bên bằng nhau không khác.
Bạch Thế Tôn, một danh
hiệu của con cùng với rất nhiều danh hiệu kia không khác, là do con tu tập được
chân viên thông.
Đó gọi là mười bốn lực
thí vô úy, phước sẵn đủ cho khắp chúng sanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét