Cổ nhân giảng: “Hải bất từ thủy, cố năng thành kỳ đại.” (Tạm
dịch: Biển không chối từ nước cho nên nó mới thành to lớn). Lòng dạ của một
người to hay nhỏ, thông thường được quyết định bởi sự cao thấp của cảnh giới
tinh thần. Trong thế gian, phàm là người thành tựu được việc lớn thì đều phải
có lòng dạ bao la giống như biển cả.
Bao dung có thể làm
lay động được người khác, cũng có thể an ủi vỗ về chính mình. Ngược lại, một
người nếu như luôn trách cứ, luôn để tâm quá mức đến sai lầm nhỏ của người khác
thì sẽ không nhận ra những thiếu sót của bản thân mình. Khoan dung đối với
người khác là một loại độ lượng, rộng rãi. Thường xuyên lau rửa cửa sổ tâm hồn
của mình, không che đậy chỗ bẩn bụi của mình mà khiến cánh cửa ấy sạch sẽ thì
mới có thể nhìn được cao, được xa và được chuẩn xác hơn.
Ở một ngôi làng nhỏ có
một gia đình vừa mới cưới vợ cho con trai. Nhưng người mẹ chồng rất bất mãn với
cô con dâu mà chính bà vừa tổ chức hôn lễ cưới hỏi đón về.
Mỗi lần cô con dâu phạm sai lầm, cho dù là một điểm nhỏ thôi
cũng sẽ khiến mẹ chồng giận tím mặt. Người mẹ chồng luôn phàn nàn với hàng xóm rằng: “Con dâu tôi việc bếp núc rất kém cỏi, ngay cả cây hành hay
cây hẹ cũng không phân biệt được.” Khi thì bà lại phàn nàn với
người khác rằng: “Tôi thật là xui xẻo vì có một đứa con dâu
lười biếng, không chịu làm việc nhà, thường xuyên làm thêm ở công ty đến đêm
mới về. Mà không biết có đúng là tăng ca không hay là đi chơi lêu lổng bên
ngoài.”
Ngày qua ngày, người mẹ chồng cứ một mực phàn nàn và không hài
lòng về con dâu của mình. Vì vậy, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu trong
gia đình họ càng ngày càng căng thẳng hơn. Cuộc sống gia đình vô cùng ngột
ngạt. Người con dâu cũng vì thế mà chán nản, mặc dù không oán giận mẹ chồng
nhưng trong lòng cô dường như có khoảng cách rất lớn…
Một hôm, có một người bạn cũ của người mẹ chồng đến nhà chơi làm
khách. Người mẹ chồng lại phàn nàn và nhìn qua cánh cửa sổ, chỉ vào dây quần áo
đang phơi trên ban công rooid nói: “Bà ạ! Tôi thật không biết là
con dâu nhà tôi đã được dạy dỗ thế nào mà ngay cả quần áo nó giặt cũng không
được sạch. Bà nhìn xem, quần áo giặt rồi mà còn
loang lổ vết bẩn thế kia, làm thế này chẳng phải chỉ tốn thời gian và nước giặt
mà thôi sao?”
Người bạn sau khi nghe xong, cẩn thận nhìn lên ban
công, quan sát rồi lặng lẽ cầm chiếc rẻ lau lau và xoa xoa vào cánh cửa sổ
một lát, sau đó nói: “Bà ơi! Bà ra nhìn lại mà xem
xem có khác gì không?”
Người mẹ chồng ra nhìn lại, cảm thấy kinh ngạc, rõ ràng quần áo
đang phơi trên ban công tất cả đều sạch tinh. Người mẹ chồng chậm rãi nói: “Hóa ra không phải là do con dâu giặt quần áo không sạch mà là do
cánh cửa sổ này bị ố bẩn.”
Lúc này, người bạn của bà mới nói: “Vậy là bà đã trách nhầm con dâu rồi đấy!”
Người mẹ chồng như hiểu ra mọi điều, bà đứng im lặng trầm ngâm…
Người bạn của bà lại nói tiếp: “Hãy nhìn người khác bằng
ánh mắt bao dung hơn, bà sẽ nhìn được rõ hơn và thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn
rất nhiều!”
Từ đó về sau, người mẹ
chồng xóa bỏ thành kiến với người con dâu, không dùng ánh mắt khó chịu để nhìn
người con dâu nữa. Thậm chí, bà còn dùng ánh mắt tha thứ và bao dung hơn để đối
đãi với những sai lầm của con dâu mình. Người con dâu vốn cũng không oán giận
mẹ chồng nên thấy mẹ chồng thay đổi thì cũng rất nhanh hòa hợp. Hai mẹ
con họ ngày càng yêu kính lẫn nhau, cuộc sống gia đình trở nên vui vẻ đầm
ấm hơn trước rất nhiều.
Tha thứ cho người khác
cũng là giải thoát cho chính mình. Bao dung, tha thứ sai lầm của người khác,
thì trong mệnh của mình sẽ có nhiều thêm một phần không gian, nhiều thêm một
phần nhân ái, trong cuộc sống sẽ có nhiều hơn sự ấm áp, nhiều hơn ánh nắng mặt
trời. Tha thứ là cái gốc của niềm vui, niềm hạnh phúc trong đời người.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét