Pháp lìa ngã của Phật giáo
không phải là một triết lý, mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không
thể thiếu giữa thân và tâm.
Phật pháp là pháp giải thoát lìa
thế gian. Pháp lìa thế gian là pháp không đi ngược lại với cái biết, nhưng phải
dựa trên cái biết và vượt trên mọi cái biết bằng một chánh pháp.
Vì lẽ, cái biết nằm trong kiến
thức, kiến thức là cái gì gom góp, vay mượn từ hoàn cảnh chung quanh, được cho
vào ký ức. (Dù gà con cần vỏ
trứng để bao che và trưởng thành, nhưng cứ ở mãi trong vỏ trứng, tuyệt đối sẽ
không bao giờ trỡ thành con gà). Thế rồi xào nấu ra sản phẩm mới,
có nguồn gốc của vay mượn và được bổ sung có thứ tự để không bị cho là đạo văn,
đạo tư tưởng. Giải thoát ra khỏi biên kiến của đối đãi, chứ không phải sao chép
tư tưởng từ đấng giải thoát. (Thức
là học hành mới có, Trí là tu luyện mới có). Bức tường kiến thức là
nhà tù giam những kẻ không có khả năng vượt lên chính mình, và luôn ngoan ngoãn
làm việc và suy luận theo cái biết của mình. Cái biết này cũng phải trả cái giá
rất đắt. Nhà tù này luôn là chỗ sơn son phết vàng, để những ai có đầy đủ tham
vọng sẽ tiến mãi lên tới đỉnh của...dục vọng. Thế rồi tù nhân này ngũ một giấc
thật dài, đến khoảng chừng 36 ngàn ngày, rồi cái biết ấy sẽ vô nghĩa, khi hơi
thở sau cùng sẽ mang kiến thức kia và trở thành nghiệp lực cho kiếp kế tiếp.
Đạo Phật gọi là nghiệp quả luân hồi .
Cho dù vay mượn hay tự khám phá ra
hằng hà triết lý phi thường, thì triết lý đó cũng sẽ phải tàn lụi, chỉ vì chúng
có tính cách đối đãi, nằm trọn vẹn trong biên kiến của tốt xấu, thiện ác, cao
thấp. Chúng sẽ phải đào thải bởi vô thường, không ai tránh khỏi luật chi phối
này.
Khác với pháp lìa ngã, khi tu hành
và đạt tới cảnh giới lìa ngã rồi thì thức biến thành trí. Ví dụ uống một ngụm
trà nóng, chúng ta không cần phải có kiến thức sâu rộng để biết được độ nóng
như thế nào, sự cảm nhận tự nhiên đó đến với ta trước khi thức thần phân tích
loại trà này có nguồn gốc mà ký ức có cơ hội phân biệt ngon dở, mắc rẻ....
Biên kiến này sở dĩ có, từ bao
nhiêu kinh nghiệm uống trà, khác với người chưa bao giờ dùng trà, trong khi
hương vị của trà vẫn cố hữu, ngon hay dở tại vì kinh nghiệm khác nhau của từng
cá nhân khi uống cùng một loại trà. Mỗi ngày qua rất nhiều người thấy ánh mặt
trời, dù chỉ có một mặt trời, nhưng thiên hạ có khá nhiều ý tưởng khác nhau, vì
kinh nghiệm khác nhau, nên sự hiểu biết có khác về chỉ một vấn đề.
Nhìn cái gì trước mắt, ký ức liền
chọn một tiền kiến nào đó, để ký ức để so sánh, trong thư viện ngổn ngang này
chất chứa từ vô lượng kiếp, nẩy ra một tiêu chuẩn đã có trước, thế rồi thần
thức phán quyết cho một cái nhìn y hệt như đã biết. (Lần đầu nhìn hoa hồng, có
ai biết được màu đỏ thẳm của hồng đẹp cở nào). Cái biết này không chạy ra khỏi
nhị biên của thế giới đối đải. Trong khi pháp lìa ngã vượt khỏi chính mình,
vượt lên khỏi tiền kiến hoà nhập với hư vô, nơi đó không có chỗ đứng của thần
thức.
Khi thiện ác là cây thước đo đạo
đức đời sống, thì cái thiện là cái nghịch đảo của cái ác. Dĩ nhiên từ thuở nhỏ,
chúng ta học bài học đạo đức, có ghi rõ thiện ác, người, ta, sống chết. Đó là
chuyện thế gian pháp.
Pháp lìa ngã vượt ra khỏi Nhân,
Ngã, Thiện, Ác, Sanh, Tử. (vô ngã vô nhân, phi thiện ác, liểu sanh tử). Và dĩ
nhiên dựa vào thế gian để chế ngự bằng pháp lìa ngã, sống với thế gian mà không
hoà nhập với thế gian.
Khi lìa ngã rồi, thì yếu tố không
gian và thời gian không còn tồn tại nữa. Đạo Phật nhìn nhận đau khổ và hạnh
phúc của thế gian, nếu thế gian không có hạnh phúc và đau khổ thì làm sao con
người phải điêu đứng như vậy. Chỉ vì không gian và thời gian là hai yếu tố ảo,
chỉ được xác định bởi tư lương, khi động thì thời gian và không gian có vị trí
hẳn hòi trong ta, khi tịnh thì chúng không có khả năng tồn tại, vì không có tự
tánh.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta
động trong động, khi ngủ, tịnh trong mê, khi tịnh là định trong tịnh. Chính
ngay lúc này là lúc còn gọi là Chơn Động. Lúc chơn động mọi sinh hoạt tùy duyên
theo yếu lý của mọi duyên nghiệp, (thiên tai do cộng nghiệp mà có, chứ
chẳng ai làm ra vì muốn như vậy).Nếu cần mọi duyên nghiệp sẽ phải
triệt tiêu một cách tự nhiên vì nghiệp không có tự tánh không thể tồn tại.
Chúng ta không thể dùng thế gian
pháp để giải thoát. Đạo Phật không chỉ là sự hiểu biết để ngăn ngừa, suy luận,
đè nén, tránh né. Mà chính đạo Phật giúp lìa mọi sự dính mắc. Chỉ vì Phật tánh
vốn hoàn hảo, khi ta tu, tức là dọn dẹp cắt xén, tắm gội cho đến khi nào không
còn cái gì có thế lấy ra nữa. Cái còn lại sau cùng không thể tách ra được nữa,
chính là chân tánh, chân tánh có tự tánh, hay còn gọi là Phật tánh.
Tìm Phật, tuyệt đối không cầu mong
ở ngoài ta. Khi bảo rằng không ở ngoài, có nghĩa là phải tìm nơi chính ta, chứ
không phải vị Phật nào bên ngoài, khi tìm ở chính ta, bởi chính ta, tuyệt đối
văn tự không cần thiết trong tiến trình này.
Tìm Phật tánh của mình, chứ không
tìm vị Phật nào cả. Nếu niệm Phật để trừ vọng niệm, tạp niệm thì cũng nên. Chứ
niệm Phật để thành Phật, e rằng chúng ta chưa thực hiện đúng pháp chánh niệm.
Đức Phật xưa kia niệm ai mà thành?? Vì âm thinh, sắc tướng, hẳn không phải là
chánh pháp tuyệt đối để giải thoát (trong
kinh Kim Cang có ghi như vậy). Văn tự vốn chuyên chở triết lý, khi
yếu tố văn tự mang bản chất không tuyệt đối của thực thể, thì số phận của triết
lý kia đi về đâu?? Đừng hòng dùng văn tự để diễn tả hạnh phúc và đau khổ, chỉ
có những người trong cuộc, tự thân chứng lấy hoàn cảnh của họ mà thôi.
Chỉ vì chúng ta chưa thấy Phật mà
dám niệm Phật, e rằng đó là tà niệm??? Niệm bằng tâm tư nhất tâm bất loạn, hay
bất ổn?? (kinh Bát Nhã đã phủ
nhận mọi giá trị của ngũ uẩn, vậy ai có đủ khả năng niệm bằng chánh niệm??).
Ngặt nổi, vốn lục dục là của nguồn
gốc phiền não, chúng ta tại sao không vô hiệu hoá lục thức bằng cách “Nhìn vô, nghe vô, thở vô, tưởng vô, nghĩ
vô cùng một lúc....” Hướng lục thức về một chỗ chung. Chỗ chung này
là điểm chung của lục thức, ở vị trí không phải bên ngoài có thể rờ ngắm được,
dần dà lục thức sẽ phải thuần, chỗ ấy còn gọi là vô sở trụ. (trong kinh Kim Cang có ghi chỗ này).
Tránh né lục thức bằng cách đối
đãi, thì chúng ta đã đi ngược lại với kinh Bát Nhã, vì hẳn mọi sự liên hệ của
lục căn hoàn toàn không có tự tánh, là huyễn, ngũ uẩn vốn giai không, dùng
chúng đặt để một điều gì, quả là ngoại vi, hư ảo, vốn không thật.
Pháp lìa ngã của Phật giáo không
phải là một triết lý, mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không thể
thiếu giữa thân và tâm. Nếu tu hành chỉ một trong thân và tâm, còn cho là bị
chứng cô thiên, có nghĩa là cô âm, độc dương, chứ đáng lẽ ra phải tu hành theo
lối âm dương. Hành giả còn phải được thân chứng, vì sống với nó, chứ không phải
chỉ nghe qua và biết như vậy mà cần phải tự thân mình ấn chứng. Có con chim nào
bay bằng một cánh bao giờ. Có sự trưởng thành nào mà thiếu sự trưởng dưỡng của
âm dương, nhìn vạn vật khi hạt nẩy mầm, chuyện đầu tiên là vỡ làm đôi, chúng ta
đã thấy biểu tượng âm dương từ vạn thể của thiên nhiên, cũng chính hai yếu tố
âm dương là ngưỡng cửa bắt đầu của tiến trình lìa ngã. Muốn trở về với hư vô,
mà không bắt nguồn từ bản thể thiên nhiên, khó mà hoà nhập với hư vô.
Pháp Bất Lập Văn Tự mưu tìm giải
thoát có liên quan gì đến Tứ Diệu Đế, Thập Nhi Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo và
hàng hà sa số có trong kinh, luật, luận của Phật giáo.
Phật đã bảo “Suốt 49 năm ta không nói một lời gì về đạo”.
Vậy chúng ta đang theo pháp giải thoát nào vậy?. Công
Truyền hay Mật
Truyền?, pháp nào là pháp Phật, pháp nào là pháp Thế
Gian?. Chánh pháp nhãn tạng của đức Phật hiện giờ ai đang gìn giữ?. Là
Phật tử, chúng ta có nói ngoa không? Có vô tình phỉ báng Ngài khi chúng ta gọi
nhau là Phật tử, vì có quá nhiều tông phái, duy chỉ có một chánh pháp mà thôi.
Trong khi hằng hà con Phật đang lang thang lê lết trên 84 vạn nẽo đường tu
học... đâu là Pháp Phật, đâu là pháp Thế Gian???
Đức Phật không phải là nhà đạo đức
học, Ngài cũng không phải là nhà tư tưởng, không phải là vị thần linh. Thậm chí
nếu dâng tặng cho Ngài vài chục cái giải Nobel, thì cũng chỉ vất sọt rác mà
thôi. Hãy bỏ Ngài ra khỏi định kiến của thế gian, đừng dùng ngôn ngữ thế gian
để hòng ca tụng Ngài uổng công, một khi đã lìa ngã rồi, thế gian ảo này, không
còn là thực thể có đủ yếu tố để cần lý luận từ một đấng giải thoát.
Khi âm dương hiệp nhất, thì thần
thức, ký ức, sẽ không còn chỗ nương tựa nữa. Chính ngay lúc này, sự dao động
một cách tự nhiên trong thân, tâm mà không dùng đến mọi giá trị của văn tự, âm
thanh, sắc tướng, niệm, nguyện bất cứ ai, chính là cửa ngõ của giải thoát hay
còn gọi là lìa ngã, không dính mắc bất cứ trạng thái nhị nguyên nào trước kia.
Cảnh giới này không phải là ngoan không. (khi
tâm sở đã bị vô hiệu hoá, chính tâm vương là mầm của chơn chủng tử).
Phật pháp khác với thế gian pháp là ở chỗ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét