Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

MĂNG RẤT TỐT NHƯNG LẠI MANG TIẾNG 'THỊ PHI': AI NÊN ĂN VÀ AI PHẢI TRÁNH?

                                                     

heo Đông y, măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn. Nhưng măng lại tốt với người này nhưng xấu với người khác. Bạn nên biết để tránh.

Trong số những món ăn phổ biến hàng ngày, măng chính là một ăn có lịch sử lâu đời nhất, nhưng cũng có nhiều 'thị phi' nhất. Bởi nhiều người đánh giá cao giá trị dinh dưỡng của măng, những cũng có người cho rằng nó độc hại, không nên ăn. Vậy đâu là sự thật?
Theo quan niệm Đông y xưa, măng cũng nổi tiếng như rau bắp cải vậy. Không chỉ là món ăn theo mùa phổ biến, mà măng còn là món ăn giàu dinh dưỡng, được so sánh giống với bắp cải, thận chí còn được khen ngợi nhiều hơn về tính đa dụng của nó, rất nhiều người thích ăn măng, đến nỗi có người nghĩ đến là thèm, là 'nghiện'.

Với sự thay đổi khẩu vị trong ăn uống, sự đa dạng trong cách chế biến mà ngày nay, măng không chỉ được bán theo mùa, mà có thể có sẵn để ăn quanh năm, chế biến nhiều món khác nhau.
Những giá trị dinh dưỡng của măng bạn nên biết
Theo quan niệm Đông y, măng là một thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một món ăn có giá trị chữa bệnh. Dựa vào giá trị dinh dưỡng của măng sẽ giúp bạn nhận biết mình có nên ăn măng hay không.
Măng có hương vị rất thơm ngon, hấp dẫn, ăn vào miệng có cảm giác dễ chịu, thịt măng mềm, ngọt, khẩu vị lạ miệng, khi ăn vào có cảm giác 'nghiện', vừa ăn xong đã thấy thèm, muốn ăn tiếp.
Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng 'thị phi' như vậy.
Khi cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng như đã nêu ở trên, ăn măng chính là giải pháp giúp bạn bổ sung hiệu quả.
Theo nghiên cứu, măng chứa một lượng dồi dào các chất carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, carotene, protein, axit amin, chất béo, vitamin B1, B2, C,…
Đặc biệt, so với bắp cải thì lượng caroten và vitamin cao gấp hơn 2 lần. Điều này sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và luôn nghĩ rằng hàm lượng chất dinh dưỡng của bắp cải là cao nhất trong số tất cả các loại rau, mà giờ đây măng lại có rất nhiều chất dinh dưỡng như vậy.
Ngoài ra, măng chứa một lượng glutamate và cystine rất phong phú, cả hai chất này đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein, vì vậy măng chính là món rau sức khỏe tuyệt vời. Măng tre cũng chứa rất ít calo, nếu bạn muốn giảm cân, bạn có thể thử ăn măng để giảm cân.
Những người không nên ăn măng
Dù là thực phẩm có nhiều ưu thế hữu ích như vậy đối với sức khỏe, nhưng măng luôn bị đứng ở 2 đầu 'chiến tuyến', người thì nói măng tốt, người lại nói măng rất độc, đây chính là câu trả lời.
Măng tốt nhưng không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là những nhóm người không nên ăn măng.
1. Người có bệnh về dạ dày, đường ruột
Vì măng chứa một lượng lớn chất xơ thô, khó tiêu hóa, vì vậy bạn không nên ăn măng khi đói bụng, hoặc ăn măng riêng rẽ. Cách ăn măng tốt nhất là nên ăn kèm với các món ăn khác, và ăn cùng với bữa ăn chính.
Bên cạnh đó, khi ăn măng cần phải nhai kỹ, không nên ăn nhanh nuốt vội, đối với những người mắc bệnh về dạ dày và đường ruột thì không nên ăn măng. Nếu đang có bệnh mà ăn măng, dạ dày và đường ruột sẽ bị tăng thêm gánh nặng, khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
2. Người có bệnh xơ gan
Do măng có khả năng gây nóng, có thể gây ra dị ứng ở một số người, vì thế, người có bệnh xơ gan thì không nên ăn măng.
3. Trẻ em trong độ tuổi phát triển
Nếu như cho trẻ ăn măng quá nhiều, có thể dễ dẫn đến thiếu canxi.
Ngoài ra, trẻ bị bệnh còi xương, yếu ớt hay thiếu kẽm, nếu ăn măng cũng có thể dẫn đến hiện tượng trẻ chậm lớn. Trong măng chứa chất axit oxalic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể và sự hấp thu và sử dụng kẽm, do đó người lớn đặc biệt chú ý đến việc không cho trẻ ăn măng nhiều trong giai đoạn phát triển.
*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)
                             

Không có nhận xét nào: