Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

ĐỪNG NGHĨ CON MÌNH NGỐC NGHẾCH, MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT



Tục ngữ có câu: “Trời sinh ta ra tất hữu dụng”. Cho dù trẻ con không thích đọc sách, thì cũng đừng quá lo lắng, có lẽ đứa trẻ đó lại có một khả năng đặc biệt, giống như Edison hồi tiểu học đã từng bị nhà trường cho rằng kém phát triển, nhưng đâu ai ngờ ông lại trở thành một nhà phát minh vĩ đại.

Đừng nghĩ rằng con mình ngốc nghếch, mỗi đứa trẻ đều có những khả năng đặc biệt
Đừng nghĩ rằng con mình ngốc nghếch, mỗi đứa trẻ đều có những khả năng đặc biệt. (Ảnh từ LinkedIn)
Thành tích ấn tượng ở trường học cũng chỉ là một loại tiêu chuẩn để đo lường, đối với những đứa trẻ khả năng diễn giải kém, hoặc không thích đọc sách, có lẽ có thể tìm một sở thích đặc biệt hay khả năng đặc biệt khác ở trẻ.

Khả năng diễn giải phi thường

Một người mẹ Nhật Bản đã phát hiện ra khả năng đặc biệt của con mình, tuy rằng con bà không thích đọc sách, thành tích ở trường cũng không cao, nhưng mỗi khi con bà bắt gặp thứ đồ chơi mình ưa thích, ví dụ như là khi cần lắp ráp chiếc xe điều khiển từ xa, thậm chí đến người lớn đọc quyển sách hướng dẫn còn cảm thấy khó hiểu, vậy mà cậu bé lại vùi đầu vào nghiên cứu đọc, đến nỗi quên ăn quên ngủ.
Một cậu bé mà bình thường cảm thấy rất khó khăn để đọc hiểu và giải thích một bài văn đơn giản, lại có thể bộc lộ thiên tài khiến mọi người kinh ngạc đối với quyển sách hướng dẫn đồ chơi của mình, không những hiểu một cách chính xác mà còn lắp được chiếc xe điều khiển từ xa hoàn chỉnh.
Có nhiều bậc cha mẹ cũng phát hiện ra, chỉ cần là đồ mà trẻ có hứng thú, thì trẻ sẽ phát huy được khả năng diễn giải thần kỳ, mặc dù khả năng đọc hiểu các bài học ở trường rất kém.
Thực ra, thành tích học chữ ở trường chưa hẳn đã phản ánh đúng năng lực của trẻ, nhiều khi là do nội dung và phương pháp dạy học đồng nhất, đã hạn chế năng lực của những học sinh có hứng thú và sở thích khác nhau.
Những nội dung mà trẻ không thích đương nhiên là sẽ không có hứng thú, dẫn đến hệ quả là không muốn nghe giảng hoặc không muốn động não. Nếu như chỉ dựa vào thành tích ở trường để đánh giá đầu óc của một đứa trẻ, thì sẽ chôn vùi tài năng thiên bẩm vốn có của trẻ, mà những tài năng này rất khó phát hiện khi học ở trường.

Edison đầu óc chậm phát triển

Đừng nghĩ con mình ngốc nghếch, mỗi đứa trẻ đều có khả năng đặc biệt
Edison đầu óc chậm phát triển. (Ảnh từ GettyImages)
Giống như Edison, mọi người đều biết chỉ vì ông không biết nghe lời, lại hay hỏi mấy câu hỏi cổ quái, nên mới bị cho là đầu óc không bình thường, thậm chí bị đuổi khỏi trường học, chỉ được học vẻn vẹn 3 tháng. Nhưng mẹ của ông luôn tin rằng ông không phải là một đứa trẻ đần độn, vì vậy bà đã dùng trái tim để quan sát, khích lệ cổ vũ ông nghiên cứu và thực nghiệm không ngừng đối với lĩnh vực mà ông ưa thích.
Nghe nói mẹ của ông từng đề nghị ông học theo các nhà khoa học, ném hai quả cầu có kích thước, và trọng lượng không giống nhau từ trên cao xuống dưới đất, ông phát hiện ra rằng hai quả cầu rơi xuống đất cùng lúc, vô cùng hưng phấn, liền kể lại với mẹ. Chỉ cần con trai vui mừng, thì mẹ của Edison cũng vui lây, bà lại càng khích lệ ông bắt tay vào thực hiện.
Nhờ sự ủng hộ và tin tưởng của mẹ, Edison rất thích ra tay nghiên cứu, và chìm đắm trong đó. Vì để làm sáng tỏ hết mọi điều bí ẩn, ông đã mải miết đọc hết vô số sách khoa học, động lực học tập xuất phát từ sở thích này, đương nhiên sẽ đem đến cho ông khả năng diễn giải phi thường.
Cũng có nghĩa là, mỗi người đều là thiên tài ẩn giấu, chỉ cần anh ta phát hiện ra và nuôi dưỡng nó, anh ta nhất định sẽ vùi đầu vào tìm hiểu lĩnh vực mà mình thích, chắc chắn sẽ đọc cuốn sách mà anh ta muốn, chắc chắn sẽ tìm trăm phương ngàn kế để đọc hiểu được cuốn sách anh ta thích, như vậy hiển nhiên năng lực diễn giải sẽ tự nhiên mà sinh ra.
Có thể thấy không nên vì thành tích cao mà theo đuổi năng lực diễn giải, hay năng lực đọc hiểu, ngược lại nên tìm tòi khả năng đặc biệt của trẻ, từ đó dẫn dắt trẻ vui vẻ đọc sách. Khi trẻ muốn tự mình tiến bộ trong cuộc sống, lúc đó đọc sách và năng lực đọc hiểu mới có ý nghĩa, đồng thời cũng sẽ tự nhiên đạt được và phát huy được năng lực.

Cảm xúc ức chế đại não

Được biết các tác giả sách tranh Nhật Bản vô cùng phản đối việc rèn luyện năng lực đọc hiểu của trẻ, mà theo đuổi phương pháp cảm nhận sau khi đọc. Rất nhiều tác giả sách tranh đều cho rằng, trẻ đọc sách là một kiểu hưởng thụ, nhưng nếu đọc sách mà mang tính chất nghĩa vụ, hoặc mang theo áp lực cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm, đồng nghĩa với việc hứng thú vui vẻ tự do học tập của trẻ bị tước đoạt, đọc sách sẽ trở thành một áp lực nặng nề, một công việc bị động, bắt buộc phải làm.
Vì vậy, rất nhiều đứa trẻ trong quá trình đọc sách, không đắm chìm được vào trong thế giới sách, ngược lại năng lực của đại não còn bị hạn chế.
Có một tác giả nhớ lại, từ lúc còn nhỏ cho đến trung học anh luôn có cảm tưởng mình viết lách không tốt, từ thành tích học tập không thể biết được rằng sau này anh sẽ trở thành tác giả sách ảnh. Trên thực tế, lúc còn nhỏ thành tích chữ quốc ngữ của anh vô cùng thấp, nhưng anh rất may mắn, khi có một người cha rất thấu hiểu, khoan dung độ lượng.
Cha không mấy quan tâm đến kết quả học tập ở trường, và cho rằng nó không đủ để phản ánh hết toàn bộ năng lực của trẻ, ngược lại chỉ cần trẻ thích đọc sách, thích đọc những cuốn sách mà mình yêu thích là được. Ông cổ vũ con cái đọc sách, cũng không hỏi rằng liệu con mình có hiểu nội dung của cuốn sách, hay tiêu đề của cuốn sách là gì… Mà để con trai vui vẻ, tự nói ra cảm nhận của mình, lần nào cha cũng đem lại sự tin tưởng, trước nay chưa từng nói đúng hay sai. Kết quả là anh luôn có niềm vui hứng thú đọc sách, và luôn có cảm nghĩ rằng mình không thích viết lách, cha cũng chưa từng trách anh.
Mặc dù luôn có cảm tưởng mình viết không tốt, nhưng anh lại rất có tài ăn nói, chỉ là khi cần viết một bài văn, anh sẽ cảm thấy có trở ngại, không biết biểu đạt thành câu văn thế nào.
Thực tế là cảm xúc tâm hồn của anh đã được nuôi dưỡng vô cùng phong phú, đến sau khi học xong trung học, anh tự nhiên có thể chuyển những cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình thành những lời lẽ văn chương lưu loát như nước chảy thành sông.
Vậy nên các bậc cha mẹ nên nhìn xa trông rộng một chút, mang lại cho con một môi trường để con có thể tự do thoải mái thể hiện tài năng của mình, tận hưởng sở thích của bản thân, điều đó quan trọng hơn nhiều so với thành tích trước mắt.
Tuệ Tâm, theo Kan New York

Không có nhận xét nào: