Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

THÂN LÂM KHỐN CẢNH VẪN VUI CƯỜI, ĐÓ MỚI THỰC LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC

                                                                        Chân dung Abraham Lincoln.
                                       Chân dung Abraham Lincoln. (Ảnh: Wikipedia)

Con người hạnh phúc không phải vì có được nhiều, mà là bởi ít so đo. Cuộc sống không hoàn hảo, chỉ cần suy nghĩ thông thoáng, tâm rộng mở liền đạt được hạnh phúc.

Trong cuộc sống, đa phần mọi việc thường sẽ không như ý muốn: Tiền lương không đủ chi tiêu, lục đục tranh chấp trong công việc, bị người khác hiểu lầm, châm chọc khiêu khích… 

Vì vậy, vài người trở nên oán hận với cuộc sống, áp lực tinh thần của bọn họ cũng càng ngày càng trở nên lớn, chuyện lo nghĩ, mất ngủ đã trở thành việc bình thường.  
Có người nói: “Nên buông thì buông, tha thứ cho người khác, kỳ thực là lưu lại cho chính mình một khoảng trời rộng lớn”.
Tha thứ cho người, là lưu lại cho mình một lối đi
Abraham Lincoln trước giờ tranh cử tổng thống, lúc ông đang diễn thuyết ở thượng nghị viện, thì bị một người ở thượng nghị viện làm nhục, người kia nói: “Ngài Lincoln, trước khi ngài diễn thuyết, tôi hy vọng ngài nhớ kỹ mình là con trai của một người thợ đóng giày”. 
Lincoln trả lời: “Tôi vô cùng biết ơn ngài đã nhắc cho tôi nhớ về người cha của tôi, ông đã qua đời rồi, tôi nhất định sẽ nhớ rõ lời khuyên và cảnh báo của ngài. Tôi biết rõ tôi làm tổng thống sẽ không thể nào tốt như cha tôi đóng giày được”.
Thượng nghị viện trở nên im lặng. Ông xoay đầu hướng đến vị nghị viên ngạo mạn kia và nói: “Như tôi được biết, cha của tôi trước đây cũng từng đóng giày cho người nhà của ngài, nếu như giày của ngài đi không vừa chân, tôi có thể giúp ngài sửa lại. Tuy tôi không phải là một thợ đóng giày vĩ đại, nhưng tôi từ nhỏ cũng đã được cha dạy cho kỹ thuật đóng giày”. 
Sau đó, ông lại nói với tất cả mọi người ở thượng nghị viện: “Đối với mọi người trong thượng nghị viện cũng vậy, nếu như giày của mọi người do cha tôi làm mà đi không vừa, nếu như chúng cần phải sửa lại, tôi nhất định sẽ cố hết sức mình để giúp đỡ. Nhưng có một điều có thể khẳng định, tay nghề của cha tôi thì không ai có thể sánh được”. Nói đến đây, tất cả những cười nhạo đã trở thành tiếng vỗ tay chân thành. 

Kỳ thực, tha thứ chính là khai mở một lối thoát. Đối xử rộng lượng với mọi người, chấp nhận mọi lời chê trách, trong gia đình sẽ có sự ấm cúng, sự nghiệp sẽ có thăng tiến, đường nhân sinh mới có thể lâu dài.
Mọi chuyện so đo tính toán, được mất, đều chỉ là tự làm mất mặt mình. Tha thứ người khác, chính là đối xử tử tế với bản thân mình, mới có thể có được một cuộc sống hoàn mỹ.
Biết tha thứ, chính là trong hoàn cảnh tăm tối, vẫn tự thắp cho mình một ngọn đèn
Nhà thơ nổi tiếng Lưu Vũ Tích triều đại nhà Đường, bởi vì tham dự chính trị nên đắc tội với giới quý tộc của triều đình, bị giáng chức đi làm thông phán ở Hòa Châu. Theo như quy định lúc đó, thông phán sẽ ở trong ba gian nhà lớn ở trong nha môn. Nhưng tri huyện Hòa Châu thấy Lưu Vũ Tích là người bị giáng chức đến, nên cố tình gây nhiều khó dễ.
Ông được sắp đặt cho ở cửa Nam, đối diện với con sông. Lưu Vũ Tích không oán trách, sáng tác một đôi câu đối dán ở cửa phòng: “Diện đối đại giang quan bạch phàm, thân tại hòa châu tư tranh biện”. Tạm dịch: Trước mặt sông lớn xem cánh buồm trắng, thân tại Hòa Châu nghĩ tranh biện.
Hành động này đã chọc tức tri huyện, ông ta lại lệnh cho thư lại trong phủ chuyển nhà Lưu Vũ Tích từ cửa Nam đến cửa Bắc, từ ở ba gian giảm xuống còn một gian rưỡi. 
Nhà mới ở ven sông, có hàng dương liễu đong đưa, Lưu Vũ Tích đã viết một bức câu đối: “Dương liễu thanh thanh giang thủy biên, nhân tại lịch dương tâm tại kinh”. Tạm dịch: Dương liễu xanh xanh sông bên cạnh, người tại Lịch Dương tâm tại kinh thành.
Lưu Vũ Tích cứ vui vẻ ở đó, đọc sách viết văn. Tri huyện thấy ông vẫn khoan thai tự đắc, lại chuyển nhà ông một lần nữa vào trong thành, hơn nữa chỉ cho ở một gian, chỉ vừa đủ để kê một chiếc giường, một cái bàn và một cái ghế. 
rong nửa năm, Lưu Vũ Tích phải chuyển nhà ba lần, nhà ở ngày càng nhỏ đi, cuối cùng chỉ còn một gian phòng nhỏ, trong hoàn cảnh như thế ông đã sáng tác bài “Lậu thất minh” nổi tiếng:

Lưu Vũ Tích chính là của một người có thái độ rộng lượng đối với cuộc sống. Ông mặc dù nhiều lần gặp trắc trở, ngay cả vấn đề sinh sống cơ bản cũng rất khó khăn. Nhưng trong mắt của ông, gió mát vẫn như cũ, bờ sông trăng sáng soi. 
Lấy trời đất, thi thư làm bạn, “ngửa mặt cười lớn đi ra cửa, đời ta há lại thứ cỏ hoang”. Ông đã dùng tâm hồn phóng khoáng sáng tác nên bản nhạc của đời mình.
Thế gian hiểm ác, có thể đạp sóng mà bước đi, người như vậy đâu phải là hiếm: Câu Tiễn nằm gai nếm mật; Tư Mã Thiên chịu nhục; Đào Uyên Minh quy ẩn điền viên; Trịnh Bản Kiều vì giúp dân mà bị vu cáo cách chức, ông vẫn vui vẻ sáng tác nghệ thuật, bán tranh để mưu sinh.v.v
Bọn họ trong lúc lâm vào hoàn cảnh tăm tối, vẫn tự thắp lên cho mình một ngọn đèn. Dù cho bên ngoài có u ám đến đâu, bọn họ vẫn có thể dùng tâm mình để chiếu sáng tất cả.
Tâm địa hạn hẹp, dù là những việc nhỏ cũng trở thành chuyện lớn; tâm rộng lớn, dù là những việc trọng đại cũng trở thành việc nhỏ. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng không nên ngã lòng, gõ cửa thì cửa sẽ mở, muốn làm thì nhất định sẽ làm được.
Không so đo thiệt hơn, lúc thanh nhàn thì ngắm hoa nở hoa tàn nơi sân đình, đi ở tùy duyên, thuận theo gió cuốn mây bay. Được mất vinh nhục, hết thảy thuận theo tự nhiên, để cho tâm tình đạm bạc, để cho chí thú bay xa. 
Trời cao không tuyệt đường sống của ai, suy nghĩ thông thoáng, chỉ cần muốn thì dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đạt được hạnh phúc.
 Chân Chân biên dịch

Không có nhận xét nào: