Nếu bạn bỗng nhiên bị tiêu chảy sau khi ăn 1 trong 6 loại thực phẩm này thì hãy cảm thấy may mắn bởi nó chỉ là triệu chứng ngộ độc nhẹ mà thôi. Tốt nhất trước khi tiêu thụ chúng, hãy lưu ý những điểm dưới đây.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thi thoảng sẽ gặp phải triệu chứng đau bụng khó chịu, tiêu chảy. Khi đó, ai cũng biết rằng đó là do bản thân đã ăn phải một loại thức ăn nào đó không tốt, nói đúng hơn, đó là triệu chứng của ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ. Trong trường hợp nặng hơn, việc ăn phải những thực phẩm chứa độc tố có thể mang đến các tác động nghiêm trọng hơn thế, chẳng hạn như tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây biến dạng xương khớp, phá hủy gan thận... thậm chí là gây tử vong.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta không biết hết được là những loại thực phẩm như thế nào có thể gây ra ngộ độc. Dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn, 6 loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình này nếu không chú ý mà ăn phải thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, nên tránh ngay.
1. Gừng thối
Khi gừng bị thối rữa sẽ tạo ra một chất gọi là safrole - chất độc hại có thể gây ung thư thực quản và ung thư gan. Nói chung tất cả các loại thực phẩm bị thối mốc đều có thể gây nguy hại cho sức khỏe, gây ung thư nhưng riêng đối với gừng thì chúng ta cần đặc biệt chú ý. Do khi bị thối nhìn bên ngoài rất dễ nhầm với gừng bị khô quắt và nhiều người sẽ chọn cách cắt bỏ phần đen (bị thối) đi vì không nghĩ nó đã bị hỏng.
Do đó, khi bảo quản gừng, bạn hãy cố gắng bọc chúng trong giấy báo và để ở nơi khô ráo và thoáng mát.
2. Mộc nhĩ ngâm nước quá lâu
Nếu ngâm mộc nhĩ quá lâu sẽ sinh ra vi khuẩn Pseudomonas, từ đó tạo ra axit mycolic, đây là một chất độc gây chết người và rất khó tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Nếu trúng độc, không có thuốc đặc trị, tỷ lệ tử vong rất cao!
Vì vậy, khi thấy bề mặt mộc nhĩ bị dính thì tốt nhất là không nên ăn.
3. Khoai tây nảy mầm
Nhiều người biết điều này vì hàm lượng solanin trong khoai tây sẽ tăng mạnh sau khi nảy mầm. Ăn vào thời điểm này dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, nếu phát hiện ở các mắt của củ khoai chỉ cần có các đầu mầm nhỏ đã nhô lên thì tốt nhất bạn cũng nên ngừng sử dụng và bỏ đi.
4. Cà chua chưa chín
Cà chua chưa chín có chứa solanin, đây là một chất độc hại, sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý một số giống cà chua sau khi chín cũng có màu xanh nên bạn hãy chú ý để phân biệt.
5. Sữa đậu nành sôi giả
Khi bạn đang nấu sữa đậu nành và thấy bọt xuất hiện trên bề mặt của sữa đậu nành, bạn có thể nghĩ rằng sữa đậu nành đã sẵn sàng để có thể được sử dụng. Trên thực tế, sữa đậu nành không thể uống ngay vào lúc này, vì trong đậu có chứa một thành phần phản dinh dưỡng gọi là saponin, chỉ có thể bị phá hủy khi đun nóng đến 100 độ C.
Khi đun sôi sữa đậu nành, nhiệt độ đạt 85 độ C hoặc cao hơn, saponin sẽ tạo bọt do giãn nở nhiệt và như thế sữa đậu nành lúc này trông như đang sôi, khi uống rất dễ gây ngộ độc.
6. Khoai lang đốm đen
Khoai lang có đốm đen hoặc nâu trên vỏ thường bị nhiễm nấm Alternaria, vì vậy tốt nhất không mua hoặc ăn chúng!
Loại mầm bệnh này có thể làm cho khoai lang trở nên cứng, đắng và có độc tính cao, nguy hiểm hơn là độc tính này rất khó bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, vì vậy bạn không được ăn khoai lang khi gặp các đốm đen.
Nguồn và ảnh: QQ, Kknews, EatThis NotThat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét