Trong Tam Tự Kinh có câu: “Nhân chi
sơ, tính bổn thiện”. Con người lúc mới sinh ra, chưa tiếp thụ những thứ ô nhiễm
ở bên ngoài, cho nên bản tính là thuần thiện. Nhưng sống trong một xã hội ô nhiễm,
con người dần dần mất đi bản tính tự nhiên trở nên bất thuần.
Trong bản tính của con người, có một nhược điểm
lớn đó là “Tư” (ích kỷ). Con người bởi vì có “Tư” mà sinh ra rất nhiều các
chủng tâm không tốt, trong đó có một loại tâm gọi là “ngạo mạn”.
Phàm là người ngạo mạn đều thích đề cao bản
thân, thường tự cho rằng mình vượt trội hơn người khác. Vượt trội ở đây có thể
là ở phương diện tinh thần, hoặc phương diện vật chất.
Loại người này bất giác đem bản thân mình đặt ở
chỗ cao, dùng ánh mắt ‘hơn người’ để đánh giá thế giới cùng người khác.
Biểu hiện bên ngoài của người này, bất luận là khiêm tốn thanh cao, hay cuồng
vọng tự phụ, thì bản chất đều là đề cao bản thân mình, xem thường người khác.
Trong văn học hiện đại, có lưu truyền một
câu nói: “Bạn không hiểu tôi, tôi không trách bạn“.
Trên bề mặt, đây là một loại biểu hiện của rộng lượng và khoan dung, nhưng thực
chất lại ẩn chứa sự ngạo mạn.
Bởi vì trong lời nói này, vẫn ẩn chứa
ý muốn người khác có thể hiểu mình, hoặc vẫn muốn bảo vệ quan điểm của
mình khi nó không được chấp nhận hoặc quan tâm, biểu hiện ra chính là một
loại tâm lý cao ngạo. Đây đều là một loại thể hiện của chữ “Tư”.
Trong Đạo Đức Kinh có nói: “Thượng thiện nhược thủy”. Người tốt thực sự, chính là có
thể bao dung giống như nước vậy. Trường phái triết học cổ điển Trung Quốc
cũng đề xướng tư tưởng:“Nước làm lợi vạn vật mà không tranh
giành”. Thế nhưng, đằng sau người ngạo mạn, lại thiếu đi
sự bao dung này.
Ngạo mạn còn có thể mang đến định kiến. Bản
chất của ngạo mạn chính là muốn bảo vệ chính mình, chứng tỏ bản thân. Như vậy,
trong cách nhìn, cách nghe, cách nghĩ và cách nói của anh ta đều sẽ mang theo
quan niệm chủ quan, cho nên không thể thấy được bản chất khách quan của một sự
vật.
Bất kể một người học vấn cao hay thấp, thành
tựu lớn hay nhỏ, nếu lời nói và hành vi của người ấy đều là vì chính mình,
khi không được người khác chú ý thì tỏ ra khó chịu, hoặc thấy người khác không
bằng mình mà tỏ ra khinh bỉ, cái đó vẫn là có mang theo định kiến. Trí giả
thực sự nhất định sẽ khiêm tốn, đó mới là người lương thiện chân chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét