“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
(Mãn Giác thiền sư, đời Lý)
Tết Nguyên đán sắp đến, chúng ta sống thêm một năm xa quê hương nữa. Nhớ đến ngày Tết ở quê nhà thuở trước, mọi người đều rộn rã vui mừng đón chào một mùa xuân mới:
“Thịt mở dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Và trên hè phố tấp nập người qua lại, hình ảnh ông đồ già ngồi viết những vần thơ chúc Tết , cũng không thể thiếu trong bức tranh Xuân.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua…”
Vũ đình Liên ( Ông Đồ)
Chúng ta đang sống ở Canada, chúng ta đón xuân trong tiết trời buốt giá mùa đông , cây cối trơ cành, không gian bao phủ màu tuyết trắng. Cảnh lạnh lẻo nầy, làm chúng ta luyến nhớ những ngày nắng ấm ở quê nhà. Hơi ấm và hương vị thơm tho từ tách trà lan toả, có làm ấm lòng của những kẻ tha hương?
Uống trà, đọc thơ, ngâm thơ, chăm sóc chậu hoa thủy tiên… là một trong những thú vui tao nhã của người mình.
Bây giờ, chúng ta thử tìm lại hương Thiền trong những bài thơ Xuân…
Thơ Thiền là một loại thơ triết lý mà các thiền sư khi sáng tác đều có chuyên chở trong đó cái đạo vị thâm thuý của triết lý nhà Phật, về cuộc đời và người đời. Thơ Thiền, nói chung là một cánh rừng đầy kỳ hoa dị thảo, luôn luôn toả hương tịnh yên và thoát tục.
Thiền sư Mãn Giác ( ở vào thời Lý trong lịch sử nước ta) đã nhìn cảnh xuân rồi gửi gấm tâm tư của mình qua bài thơ Xuân như sau:
“ Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhản tiền quá
Lảo tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
Mãn Giác thiền sư ( Xuân )
dịch:
“Xuân đi trăm hoa rung
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Ngô Tất Tố dịch ( Xuân )
Thiền sư Mãn Giác đã nhìn thấy cảnh Xuân và đã nhận định rằng thời gian và không gian là một dòng sinh diệt, biến chuyển luôn luôn . Mùa Xuân đến rồi mùa Xuân đi, mùa Xuân đi rồi thì hết mùa xuân. Hoa nở rồi hoa tàn, hoa tàn rồi hoa rụng. Việc gì ở đời đã xảy ra , rồi nó cũng sẽ qua, qua rồi cũng mất. Ngay cả con người cũng bị dòng sinh diệt của thời gian và không gian lôi cuốn:
“Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai..
Sự trục nhản tiền quá
Lảo tùng đầu thượng lai”
Mãn Giác thiền sư ( Xuân)
Nhưng đứng trước dòng sinh diệt, cũng đừng khẳng định rằng mùa Xuân đi rồi thì hoa rụng hết, vì đêm qua vẫn còn vương lại một cành mai nở ở trong sân chùa thanh tịnh mà thiền sư đang trụ trì. “Một cành mai”( nhất chi mai) ấy tức là cái “ chơn tâm” cái gì tốt đẹp vẫn trường tồn, vẫn vĩnh cửu trước dòng sinh diệt của thời gian:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
Khái niệm về cuộc đời vô thường là một dấu ấn của triết lý đạo Phật. Sau ngày đạo Phật ra đời , trong triết học Tây phương có một triết gia là Heraclite cũng đã chủ trương mọi vật đều di chuyển như một dòng nước. Heraclite đã để lại câu nói thời danh là:
“ Bạn không thể nào bước vào hai lần trong cùng một dòng sông; vì nước mát luôn luôn trôi chảy qua người bạn. Mỗi ngày mặt trời đều đổi mới.” “ You cannot step twice into the same river; for fresh waters are ever flowing in upon you. The sun is new every day”…
Thiền sư Quang Giác ( đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi . Thầy viết:
“Khứ niên phùng thanh xuân
Châu nhan ánh đào lý
Kim niên phùng thanh xuân
Bạch phát yểm song nhỉ
Nhân sanh thất thập niên
Tất nhược đồng lưu thủy
Bất liễu bản lai tâm
Sanh tử hà do ly”
Dịch:
“ Năm trước gặp thanh xuân
Má hồng khoe đào lý
Năm nay gặp thanh xuân,
Tóc bạc đầy cả mái
Người đời tuổi bảy mươi
Nhanh như dòng nước chảy
Chẳng ngộ tâm xưa nay,
Sanh tử làm sao khỏi”
Thích Thanh Từ thiền sư dịch
Trong những ngày đầu năm, người đời ai gặp nhau cũng đều chúc những lời tốt lành cho năm mới, có khi người ta lại chúc thọ, giả dụ như “ Chúc cụ được thêm một tuổi thọ” Nói cách khác, người đời đã nghĩ theo hướng cộng thêm một tuổi thọ trong việc chúc tụng vào đầu năm. Nhưng thiền sư Thiện Tùng ( Trung hoa) thì lại có cách nhìn ngược chiều với người đời. Thầy nghĩ rằng mỗi khi Tết đến, mỗi khi Xuân về, là con người mất đi một năm sống, con người mất đi một tuổi thọ. Thiền sư Thiện Tùng đã trình bày cái nhìn nầy trong bài “ Tuệ triều” nghĩa là “ Ngày đầu năm”
“Kim triều tận dạo thiêm nhất tuế.
Ngộ đạo như kim giảm nhất niên
Tăng giảm khứ lai vô định số,
Duy năng tiều tận thế gian duyên
Tất tu thức đắc duyên trung chủ
Bách thiên vạn kiếp thường như nhiên
Vô tàng vô giảm như hà đạo
Nhất cú hà tu dụng khẩu truyền”
Dịch:Ngộ đạo như kim giảm nhất niên
Tăng giảm khứ lai vô định số,
Duy năng tiều tận thế gian duyên
Tất tu thức đắc duyên trung chủ
Bách thiên vạn kiếp thường như nhiên
Vô tàng vô giảm như hà đạo
Nhất cú hà tu dụng khẩu truyền”
“Sáng nay đều bảo thêm một tuổi
Tôi nói hôm nay bớt một năm
Thêm bớt lại qua số khôn tính
Chỉ hay dứt sạch duyên thế gian
Cốt là biết được trong niên chú
Trăm ngàn ức kiếp thương an nhiên
Không bớt không thêm làm sao nói
Một câu nào thiết dùng miệng truyền”
Thích Thanh Từ thiền sư dịch ( Ngày đầu năm )
Tôi nói hôm nay bớt một năm
Thêm bớt lại qua số khôn tính
Chỉ hay dứt sạch duyên thế gian
Cốt là biết được trong niên chú
Trăm ngàn ức kiếp thương an nhiên
Không bớt không thêm làm sao nói
Một câu nào thiết dùng miệng truyền”
Thích Thanh Từ thiền sư dịch ( Ngày đầu năm )
Nhà hiện tượng luận người Đức là Heidegger cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo khi ông bảo rằng “ Con người là hữu vị tử” tức là con người là một hữu thể đang đi dần tới chỗ chết từng giây, từng phút. (Xem “Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương”của GS TS Lê Tôn Nghiêm do Lá Bối xuất bản tại Saigon năm 1969).
Từ quan điểm xem cuộc đời là vô thường, các thiền sư đi đến quan điểm cho rằng cuộc đời là một giấc mộng, cuộc đời là không có thực. Bởi thế nên con người cần trở về nguồn tức là trở về quê hương tốt đẹp muôn đời để tìm lấy một hạnh phúc an lành, đó là trở về cái đạo lý truyền thống của đạo Phật. Thiền sư Triệu Long ( Trung hoa) đã diễn bày quan niệm của Thầy như sau:
“Thoát thân dĩ hiểu nam kha mộng
Thử giác nhơn gian vạn sự không
Suy khứ hoàn hương vô khổng địch
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng”
Thiệu Long thiền sư ( Mộng)
Thử giác nhơn gian vạn sự không
Suy khứ hoàn hương vô khổng địch
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng”
Thiệu Long thiền sư ( Mộng)
Theo thiền sư Thiệu Long thì khi con người thoát khỏi cái mê chấp sai lầm về thân mình thì chừng đó mới hiểu rỏ rằng cuộc đời chẳng qua chỉ là một giấc mộng nam kha. Con người sẽ biết rỏ rằng trong nhơn gian nầy muôn việc đều trở về số không. Như vậy, con người phải trở về cái đạo lý của nhà Phật, tức là con người hãy trở về nguồn. Nhưng trở về nguồn bằng cách nào? bằng tiếng sáo chiều vi vu trong cảnh trời chiều êm đềm, tiếng sáo nầy được phát ra từ một ống sáo không có lỗ nhưng lại có một âm hưởng vang dội để làm tỉnh thức con người. Rồi thì con người sẽ thấy một cảnh trời chiều đẹp đẽ vô cùng khi trở về cố hương: đó là cảnh mặt trời chiều chiếu xuyên qua những đám mây thành rán chiều sắc đỏ. Đó là một cảnh thanh tịnh đầy hạnh phúc:
“Suy khứ hoàn hương cô khổng địch
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng”
Cái quá khứ đã qua, qua mất rồi, cái hiện tại đang đến rồi cũng mất, cái tương lai sắp đến, đến rồi cũng đi. Như vậy, ba thời “ quá khứ- hiện tại- vị lai” đều mất. Bởi vì, quá khứ cũng như vị lai đều là sự di chuyển của hiện tại, mà hiện tại rồi cũng mất, nên tất cả ba thời đều mất. Đã mất thì không có thực, không có thiệt. Nếu chúng ta hồi tưởng lại những quảng thời gian đã qua thì chúng ta sẽ nhận thức rõ một dòng thời gian hư ảo đã trôi qua quá nhanh: Hãy nhớ lại cuộc đời chúng ta vào những năm 10 tuổi, 20 tuổi 30,40,50,60 tuổi…đã lặng lẻ trôi như bóng ngựa vượt qua cửa sổ, như con thoi trong khung dệt vải chạy qua chạy lại rất nhanh..Thực là một chuỗi mộng. Khi thời gian trôi đi thì bản thân của chúng ta cũng bị tiêu mòn theo năm tháng, sinh diệt từng giờ , từng phút từng giây từng sát-na [ sát-na (Ksana) là một đơn vị thời gian rất ngắn,theo kinh sách Phật giáo thì một ý tưởng thoáng qua trong đầu đã có 90 sát na ).Tịch dương tà chiếu bích vân hồng”
Nếu ngày hôm qua là mộng, ngày nay là mộng và ngày mai cũng là mộng nữa sao? Như vậy, suốt đời chỉ là mộng không hay sao? Từ một tiền đề cuộc đời nầy là vô thường, cuộc đời là mộng ảo, các thiền sư còn tiến xa hơn nữa chứ các thầy không dừng lại tại đó. Cứu cánh của tư tưởng Thiền là làm tỉnh thức con người đang bị mộng ảo che mờ lương tri, cho nên thiền sư sẽ hướng dẩn đệ tử của mình đi từ mộng để trở về nguồn là nơi tỉnh thức. Con người một khi ý thức được cỏi mộng thì chính con người đã tỉnh cơn mộng rồi vậy:
“Gá thân mộng, dạo cảnh mộng,
Mộng tan rồi, cười vở mộng.
Ghi lời mộng, nhắn khách mộng,
Biết được mộng, tỉnh cơn mộng.
Thiền sư Thanh Từ ( Mộng)
Mộng tan rồi, cười vở mộng.
Ghi lời mộng, nhắn khách mộng,
Biết được mộng, tỉnh cơn mộng.
Thiền sư Thanh Từ ( Mộng)
Thiền sư Thanh Từ là bậc cao tăng Việt Nam. Thầy là một thiền sư đạo cao, đức trọng, Phật pháp uyên thâm, thầy viết rất nhiều sách khảo cứu về đạo pháp và dân tộc rất có giá trị, đặc biệt là pháp môn toạ thiền. Mỗi lần Hòa thượng đăng đàn thuyết pháp thì phật tử tham dự rất đông, chật cả giảng đường. Giọng nói của thầy rỏ ràng, lời lẻ từ tốn, nét mặt an nhiên tươi cười, đặc biệt thầy có đôi mắt rất sáng chứa đựng nhiều thần lực. Những phật tử say mê nghiên cứu triết lý đạo Phật và muốn thực hành pháp môn thiền toạ đều đến thọ giáo với thầy để được học hỏi nhiều hơn. Rất nhiều phật tử Việt Nam trước khi rời khỏi Saigon để đi định cư các nước khác như Pháp, Đức, Thuỵ sỉ, Hoa kỳ, Canada, Úc…họ đều đem theo các cuộn băng thu các buổi thuyết giảng của thầy để làm hành trang cho cuộc sống tâm linh.
Điểm tích cực trong tư tưởng của các thiền sư là họ luôn luôn tâm niệm rằng trong cái sinh diệt ảo mộng của cuộc đời còn có cái thường hằng, cái không sinh diệt ẩn tàng ở trong đó. Bởi thế nên tâm hồn của các thiền sư luôn luôn an nhiên tự tại. Bởi vì sự vận chuyển của thời gian chẳng có gì phải lo âu, đó là một sự thực hiện hữu trên cỏi đời nầy:
“Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết,
Hoa nở, hoa tàn chỉ là xuân”
Chân Không thiền sư
Hoa nở, hoa tàn chỉ là xuân”
Chân Không thiền sư
Dòng sinh diệt của vũ trụ vạn hữu đều đi qua một vạn thể bất sinh, bất diệt.
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Mãn Giác thiền sư
dịch:Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Mãn Giác thiền sư
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Thiền sư nhìn cuộc đời vô thường với một quan điểm như sau: ảo mộng nằm trong cái thực hữu và ngược lại cái thực hữu nằm trong cái ảo mộng. Từ đó, thiền sư quan niệm con người không cần phải đi tìm chân lý ở đâu cả, vì chân lý không ở ngoài sự vật vô thường. Trong cùng một quan niệm nầy, Điều Ngự Giác Hoàng, sư tổ phái Trúc Lâm Yên Tử ( đời Trần) nói về mùa xuân như sau:
“Niên thiếu hà
tằng liệu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim, khám phá Đông hoàng diệ
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim, khám phá Đông hoàng diệ
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”
dịch:
“Thuở bé chưa
từng rỏ sắc không
Xuân về hoa nở rộng trong lòng
Chúa xuân nay bị ta khám phá,
Chiếu trải giường Thiền ngắm cánh hồng”
Thiền sư Thanh Từ dịch
Xuân về hoa nở rộng trong lòng
Chúa xuân nay bị ta khám phá,
Chiếu trải giường Thiền ngắm cánh hồng”
Thiền sư Thanh Từ dịch
Nằm trong quỷ đạo của triết lý thiền, các bài thơ thiền của các thiền sư đã dẫn trên tuy nói về mùa xuân nhưng chủ ý là gây một sự tỉnh thức nơi con người để tìm thấy được cái “chơn tâm” là cái gì hằng cửu. Thiền là một hình thái của triết lý hiện sinh. Thiền giả phải thắp sáng hiện hữu của mình, phải ý thức được rõ ràng sự hiện sinh của chính mình, và phải ý thức được những hành động của mình trong cuộc sống hằng ngày để phân biệt được điều thiện và điều ác. Nhiều vị tự xưng là thiền sư nhưng chẳng biết phân biệt thiện ác, phải trái, thì họ chính là “thiền sư giả” mà thôi. Một triết gia hiện sinh người Pháp là Albert Camus đã viết trong quyển L’étranger (Kẻ xa lạ) một câu như sau:
“Vivre comme un mort” (Sống như một người chết)
tức là nếu một người sống mà không biết rằng mình đang sống thì điều đó chẳng khác gì người đó là một người đã chết.
Người Trung Hoa ngày xưa đã nói:
“Tuý sinh mộng thử” (Sống say chết mộng) cũng cùng một ý nghĩa như trên.
Thiền gia không phải chỉ lo giúp cho mình được tỉnh thức mà còn phải có thái độ “dấn thân” tức là phải đi vào cuộc đời để giúp kẻ khác tỉnh thức và vượt ra ngoài những mê mờ vọng tưởng, vượt lên những tham vọng cá nhân. Thiền sư Thanh Từ đã thực hiện đường hướng này để thuyết pháp vào các buổi tất niên và các buổi đầu năm, vào các mùa xuân của quê hương Việt Nam, và nhiều bài thuyết pháp khác. Vào dịp tất niên năm Ất Mão (1975), Thầy đã giảng:
“Chúng ta thức tỉnh để tạo nghiệp lành […]. Nếu tính theo chiều sinh diệt thì thời gian rất là quí báu, hãy lợi dụng thời gian để chúng ta tạo tất cả phước lành.”
(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp “Hạt chuỗi mộng ngày qua mất: Nghiệp thiện ác còn” vào tất niên Ất Mão (1975) tại Saigon)
Một đoạn giảng khác vào đêm giao thừa năm Giáp Dần (1974):
“Nhưng mà nếu tất cả thời gian là mộng, không gian là mộng, thì rồi chúng ta chìm luôn trong mộng đó hay sao? […]. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã dạy cho chúng ta rằng trong cái mộng ấy có cái không phải là mộng, cái đó là nền đạo đức của đạo Phật mà người Phật tử chân chính đang theo dõi nó và tìm thấy nó, để sống với nó. Cái không phải là mộng đó đối với toàn thể những cái mộng này lại có một giá trị to lớn vô cùng. Vì vậy, khi chúng ta thấy đang bị cái hư ảo huyễn mộng chi phối thì đồng thời cũng nhận thấy chúng ta còn có cái không phải hư ảo, không phải huyễn mộng luôn có mặt với chúng ta. Điều đó rất đáng mừng! Mừng cho mình, nhưng khi mừng cho mình chừng nào thì lại thương cho những người đang lao mình trong mộng ấy rồi tạo nghiệp ác, gây khổ đau cho người khác. Thực đó là những người đáng cho chúng ta thương xót.
Chúng ta càng thương xót thấm thía đối với những người đang lao mình trong mộng mà tự họ không thức tỉnh được”
(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp vào đêm trừ tịch, năm Giáp Dần (1974) tại Saigon)
Trong bài thuyết pháp vào mùa xuân năm 1977, thiền sư Thanh Từ giảng:
“[…] chỉ cần có tâm lành, tâm thiện là được. Đó là cái vui nhỏ đầu tiên của người vào đạo.
[…] Muốn bỏ được sự phiền muộn trong lòng, chúng ta phải thấy cuộc đời là vô thường, là ảo mộng. Nay chết, mai chết tới nơi, ôm hận mà làm gì. Đừng giận, đừng hờn để lo tu hạnh. Do nghĩ cái chết sắp đến mà chúng ta buông xã được hết. Ai sống đời đây mà cứ giận hoài, buồn hoài. Cái buồn, cái giận đó chỉ làm khổ mình, khổ người mà không có lợi gì hết. Biết vậy, chúng ta phải buông hết. Vì cái chết đến nơi, chúng ta phải ráng để cho tâm an ổn. Đừng có buồn giận ai. Nghĩ đến vô thường mà hỷ, xã.
[…] Chúng ta thấy cuộc đời như ảo mộng, ngày nay có mặt đây, ngày mai đã mất rồi. Sống trong tạm bợ, mình tạm bợ, người tạm bợ, mọi người đều sống trong tạm bợ. Tại sao không thương nhau, nâng đỡ nhau.”
(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp: Những cái vui trong đạo Phật, mùa xuân 1977)
Đối với những người có tâm đố kỵ, tị hiềm, thiền sư Thanh Từ giảng rằng:
“Như ở thế gian thì nhiều người luôn luôn chịu đố kỵ hơn là tuỳ hỷ. Thấy người ta hơn mình là mình tức không bao giờ chịu chấp nhận, không bao giờ vui, vui với cái vui của người ta. Cho nên trong kinh điển, Đức Phật đã dạy: “Người nào phát tâm tuỳ hỷ thì công đức vô lượng vô biên”.
(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp : Một mùa xuân hạnh phúc)
Trong một bài thuyết pháp khác, thiền sư cũng đã giảng:
“Sống trong cuộc đời mộng ảo mà nhiều người đua nhau giành giựt danh lợi. Rồi trong cái mộng đó, tạo không biết bao nhiêu đau khổ cho người khác. Đó là vì chúng ta không biết cuộc đời là ảo mộng.”
(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp vào đêm trừ tịch, năm Giáp Dần 1974 tại Saigon)
Thầy thường lặp đi lặp lại nhiều lần như là một điệp khúc để cảnh tỉnh con người ra khỏi chốn mê lầm:
“[…] tất cả mọi người ở đây đang sống trong mộng mà không ai biết mình đang sống trong mộng lại cứ tưởng là thật, nên tranh nhau từ lời nói, từ hành động, từ miếng ăn, từ cáo mặc, đi đến mức gây đau khổ cho người khác và rồi tự gây khổ đau cho chính mình nữa. Đã là một cuộc đời mộng, ở trong đó không đánh thức cảnh tỉnh nhau mà lại làm cho nhau thêm đau khổ. Tự mình đã khổ, còn làm khổ cho người, đây là một điều đáng thương. Thương cho mình và thương cho mọi người. Nếu chúng ta thấy rõ thời gian là mộng ảo thì chính cuộc đời của chúng ta cũng là mộng ảo. Quý vị nhớ lại những người trước chúng ta, những người đồng thời với chúng ta và cả bản thân chúng ta đều là mộng. Tại sao chúng ta không thức giấc mộng đó. Hết mộng này lại tạo mộng khác, hết mộng khác lại tạo mộng khác nữa.
[…] cũng như vậy, chúng ta nhận thức rõ ràng cuộc đời là ảo mộng. Ví như tôi đã nói đầu năm thấy cuối năm là xa, nhưng rồi cuối năm cũng sẽ đến . Rồi ngày mai nó qua, qua rồi mất. Đến cuối năm khác, cũng qua rồi mất. Chúng ta thấy ông bà cha mẹ chúng ta sanh đó rồi mất đó, tức là sanh rồi tử, một khi mất đi chúng ta không thể tìm hình bóng thân yêu lại nữa. Đến lượt chúng ta, hiện có đây, nhưng rồi cái ngày đó sẽ đến với chúng ta. Nó đâu còn xa nữa. Đến rồi qua, qua rồi mất. Sự hiện hữu của chúng ta ngày nay cũng là mộng thôi. Nếu nó thực thì nó đâu bị qua, đâu bị mất.
“ Mà nó phải qua rồi sẽ mất, thì tự nhiên nó không phải là thực rồi. Vậy thì, trong khi chúng ta còn ở đây, coi như mình đang sống trong mộng. Trong mộng thì phải làm sao thấy là mộng. Biết mộng tức là chúng ta đã tỉnh rồi.
…cho nên khi chúng ta biết rỏ là mình sống trong mộng , chúng ta phải tỉnh ngay khi biết chứ đừng để cho nó kéo dài cái mê. Đó là điều thiết yếu của cuộc đời mà cũng chính là cái then chốt trong sự tu hành”
Thanh Từ thiền sư , bài thuyết pháp vào dịp Tất niên 1978 “ Cái gì rồi cũng đến , đến rồi qua, qua rồi mất”.
Ngày vía Đức Phật Di Lặc tức là ngày Tết Nguyên Đán, ngày mồng một của năm mới, Thiền sư đã giảng một bài pháp để hướng dẩn người phật tử đi tìm hạnh phúc ở trong cỏi đời điên đảo nầy:
“ Hạnh phúc từ đâu mà có? Hạnh phúc từ cái xã mà có, chứ chúng ta cứ ôm ấp ôm ấp phiền não trong lòng hoài thì làm sao mà hạnh phúc được. Quý vị nhớ, nếu trong gia đinh chúng ta không xã được, cứ giận vợ giận con hoài thì cũng không vui. Ra ngoài xã hội cứ nhớ người nầy ăn hiếp mình, người kia nói gác mình, người nọ khinh mình, gì gì đó, người ôm trong lòng cả bụng như vậy, thì người đó lúc nào cũng đau khổ, lúc nào cũng là phiền não hết. Hãy nghĩ rằng lời nói gác mình của người nào đó như gió thổi ngoài tai, rồi ngũ khò không thèm nhớ, thì đó là hạnh phúc chớ gì. Người nào mà trong nhà cũng như ở ngoài gặp cái gì phật ý, xem đó là lở lầm của người và nó không là cái gì quan trọng hết, không có gì để mình phải phiền muộn hết, người nào đạt được điều nầy thì mới là con người hạnh phúc”
Thanh Từ thiền sư ( Bài thuyết pháp nhân ngày vía Đức Phật Di Lặc, ở Saìgon 1980)
Thiền sư Giác Hải ( ở vào đời Lý) nhân một bài thơ thiền nói về mùa xuân cũng đã nói lên rằng chỉ có cái “chơn tâm” mới là cái bất sanh bất diệt, nên mọi người cần phải “hướng tâm trí” (giữ tâm bền chặt):
Xuân lai hoa
điệp thiên tri thì,
Hoa điệp ung tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.”
(Giác Hải thiền sư, ở đời Lý)
Hoa điệp ung tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.”
(Giác Hải thiền sư, ở đời Lý)
dịch:
“Xuân về hoa
bướm gặp nhau đây,
Hoa bướm phải cần hợp lúc nầy,
Hoa bướm xưa nay đều là huyễn,
Giữ tâm bền chặc bướm hoa thây.”
(Thanh Từ thiền sư dịch)
Hoa bướm phải cần hợp lúc nầy,
Hoa bướm xưa nay đều là huyễn,
Giữ tâm bền chặc bướm hoa thây.”
(Thanh Từ thiền sư dịch)
Khi mà con người giữ được cái chân tâm, cái tâm thiện hằng cửu thì “cảnh xuân, khách xuân, thơ xuân…” là cái gì đẹp đẻ, vui tươi luôn luôn hiện hữu nơi tâm hồn chúng ta mãi mãi. Khắp cả bầu trời đều là Xuân, đó là điều mà một thiền sư người Trung Hoa là Phật Nhãn đã viết trong một bài thơ thiền nổi danh như sau:
“Xuân nhựt xuân
sơn lý,
Xuân sự tận giai xuân,
Xuân quang chiếu xuân thuỷ,
Xuân khí hết xuân vân.
Xuân khách xuân tình động,
Xuân thi xuân cánh tân.
Duy hữu thức xuân nhơn,
Vạn kiếp nguyên nhứt xuân.
(Phật Nhãn thiền sư, Xuân)
Xuân sự tận giai xuân,
Xuân quang chiếu xuân thuỷ,
Xuân khí hết xuân vân.
Xuân khách xuân tình động,
Xuân thi xuân cánh tân.
Duy hữu thức xuân nhơn,
Vạn kiếp nguyên nhứt xuân.
(Phật Nhãn thiền sư, Xuân)
dịch:
“Ngày xuân xuân
trong núi,
Việc xuân thấy đều xuân.
Hồ xuân ánh xuân chiếu,
Khí xuân kết mây xuân.
Khách xuân lòng xuân động,
Thơ xuân xuân càng tươi.
Chỉ có người biết xuân.
Muôn kiếp một mùa xuân”
(Thanh Từ thiền sư dịch)
Việc xuân thấy đều xuân.
Hồ xuân ánh xuân chiếu,
Khí xuân kết mây xuân.
Khách xuân lòng xuân động,
Thơ xuân xuân càng tươi.
Chỉ có người biết xuân.
Muôn kiếp một mùa xuân”
(Thanh Từ thiền sư dịch)
Toronto, Tết Nguyên đán 1986 .
Nguyễn Vĩnh Thượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét