Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

HOA MAI

 

 Hoa mai – Biểu tượng của sức mạnh và sức sống mãnh liệt trong gió tuyết

Giữa mùa đông, trước khi tuyết tan và chim nhạn quay về, cành hoa mai khẳng khiu trụi lá, chống chọi giữa mùa đông khắc nghiệt. Để rồi đến đúng thời điểm, hoa nở rộ như một lời nhắn nhủ rằng: “Mùa xuân sẽ đến!”.

Giữa mùa đông, trước khi tuyết tan và chim nhạn quay về, cành hoa mai khẳng khiu trụi lá, chống chọi giữa mùa đông khắc nghiệt. Để rồi đến đúng thời điểm, hoa nở rộ như một lời nhắn nhủ rằng: “Mùa xuân sẽ đến!”.
Hoa mai là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Trung Hoa. Là một “người bạn của mùa đông”, hoa mai là một biểu tượng sinh động nhất cho khả năng chịu đựng gian khổ, để cuối cùng có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất.
Người Trung Hoa thường nói, hương thơm của hoa mai “đến từ sự cay đắng và giá lạnh”. Sức sống của hoa mai được tôi luyện trong thử thách, trong gian khổ mà nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm, lòng dũng cảm kiên cường.
Sự hòa hợp của văn hóa và thiên nhiên là một phần quan trọng trong truyền thống Trung Hoa, các nhân tố tự nhiên cũng là hiện thân quan trọng của các giá trị văn hóa. “Mai, lan, cúc, trúc”được mệnh danh là “Tứ quý” của muôn cây theo quan niệm của người xưa, và mỗi cây lại là một một biểu tượng cao quý. Chẳng hạn như hoa lan (sự thanh khiết), trúc (chính trực), và cúc (khiêm nhường).
Chu Hi, một học giả Nho giáo thời nhà Tống, đã chỉ ra bốn đặc tính tốt của cây mai: Khả năng đâm chồi nảy lộc rất mạnh; sự phát triển nở rộ của những bông hoa; tính cân đối của chùm quả; và tính hợp lý khi chín.
Người Trung Quốc cũng thường xem năm cánh hoa tượng trưng cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, khang ninh, hiếu đức và thiện chung.
Cây mai là một loài cây có nguồn gốc ở Tây Nam Trung Quốc. Suốt hơn 3.000 năm, mai được trồng rộng rãi ở khắp Trung Quốc, bao gồm cả vùng phía Bắc Trung Quốc, nơi mùa đông thường rất lạnh. Từ Trung Quốc, mai được truyền nhập sang Hàn Quốc, Nhật Bản, và sau đó xuất hiện ở các nước khác như một loại cây cảnh. Những bông mai sẽ đâm chồi nảy lộc mỗi khi mùa xuân tới.
Hoa mai thường có 5 cánh, đơn hoặc nhiều lớp, phổ biến với các màu hồng/đỏ, trắng, vàng. Hoa mai hồng/đỏ thường được sử dụng trong những dịp năm mới của người Trung Quốc vào cuối Tháng Giêng, đầu Tháng Hai.
Trung Quốc từ lâu đã biết sử dụng và thưởng thức cây mai và hoa của nó. Trái cây mai được sử dụng làm món ăn suốt hơn 3.000 năm, và hoa mai được trồng trong các khu vườn và xung quanh nhà để tạo cảnh quan. Trong thế kỷ thứ 5, những người phụ nữ trong cung đình bắt đầu sử dụng hoa mai để trang trí, và điều này đã giúp hoa mai được biết đến rộng rãi hơn.
Hoa mai cũng là một biểu tượng quan trọng trong những bài thơ và những bức họa từ thời nhà Đường, đạt đỉnh điểm vào thời nhà Tống. Dưới ngòi bút của các nhà văn và các nghệ nhân, tinh thần của hoa mai đã được tán dương rộng rãi.
Đối với nhà thơ Lâm Bô sống ở thời Tống, hoa mai còn hơn cả một biểu tượng, nó như một người bạn, một người tâm giao. Câu thơ nổi tiếng của ông về hoa mai trong bài “Sơn viên tiểu mai” đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ:
Sơn viên tiểu mai
“Chúng phương dao lạc độc huyên nghiên;
Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên.
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển;
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn”.
Dịch nghĩa:

Khi tất cả các loài hoa thơm khác đều rụng cả thì riêng hoa mai vẫn còn xinh đẹp lộng lẫy.
Trong khu vườn nhỏ, hoa mai độc chiếm tất cả vẻ xinh tươi của cảnh vật.
Bóng cành mai thưa đâm nghiêng nghiêng trên dòng nước trong và cạn.
Mùi hương thoang thoảng lan tỏa trong bóng hoàng hôn.
Lục Du, một nhà thơ thời nhà Tống, cũng được biết đến với rất nhiều bài thơ về hoa mai. Trong bài thơ “Mai hoa”, ông mô tả:
Mai hoa
“Đương niên tẩu mã Cẩm Thành tây;
Đằng vi mai hoa túy tự nê.
Nhị thập lý trung hương bất đoạn;
Thanh Dương cung đáo Hoán Hoa khuê”.
Dịch nghĩa:
Năm đó cưỡi ngựa đến thành tây;
Từng say sưa với mùi ngọt ngào của hoa mai.
Hương thơm đó còn lưu luyến suốt hai mươi dặm đường;
Từ Thanh Dương cung đến suối Hoán Hoa.
Tô Đông Pha cũng là một nhà thơ nổi tiếng thời Tống, ông tập trung vào miêu tả nội hàm của thiên nhiên, chứ không chỉ là vẻ ngoài của nó. Ông nói: “Vẻ đẹp của cây mai vượt xa vị chua của nó”. Ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới những bức tranh hoa mai sau này, đặc biệt là phong cách “mặc mai”, chỉ sử dụng mực đen để vẽ cây và hoa mai.
Trong bài thơ “Bạch mai” của tác giả Vương Miện, khả năng chịu đựng của hoa mai giống như cuộc sống của chính ông.
Bạch mai
Băng tuyết lâm trung trước thử thân.
Bất đồng đào lý hỗn phương trần.
Hốt nhiên nhất dạ thanh hương phát.
Tán tác càn khôn vạn lý xuân.
Dịch nghĩa
Băng tuyết ở trong rừng phủ lên thân này (cây mai).
Không cùng hương hoa đào hoa mận lẫn lộn trên đời.
Bỗng nhiên một đêm nở ngát hương thanh.
Bay khắp trời đất vạn dặm xuân.
Trong chương trình biểu diễn của Shen Yun, một đoàn nghệ thuật của Mỹ quốc mang sứ mệnh phục hưng nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa, thường đưa hình ảnh hoa mai lên sân khấu để tán dương vẻ thánh khiết, mỹ diệu, và sự kiên cường của nó.
Có thể nói, hành trình phục hưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đoàn nghệ thuật Shen Yun cũng giống như quá trình hoa mai đang trong tuyết lạnh. Bất chấp những khó khăn, gian khổ, vẫn luôn hy vọng quá trình đổi mới sẽ không còn lâu nữa.

                                           Theo Epoch Times
 

Không có nhận xét nào: