Chữ “Phúc” mà Hoàng đế Khang Hy viết được khắc lên bia đá.
Chữ Phúc mà Hoàng đế Khang Hy ngự bút còn mang cả ý nghĩa “phúc thọ song toàn”.
Hoàng
đế Khang Hy ngự bút chữ Phúc lại ẩn hàm “ngũ phúc”: đa Điền, đa Tử,
đa Tài, đa Thọ, đa Phúc; hơn nữa, còn có thể hợp nhất “Phúc Thọ song toàn”. Bởi
vậy, đây được coi là chữ “Phúc” độc nhất vô nhị từ trước tới nay.
Chữ Phúc “福” này mạnh
mẽ đầy sức sống, rất có khí thế. Góc ở trên là chữ Đa “多”, phía dưới
là chữ Điền “田”, chếch sang phía cực bên trái là vừa giống với chữ Tử “子” và cả chữ
Tài “才”, bên phải
thì giống với chữ Thọ “壽”.
Qua cách viết thư pháp khéo
léo tài tình của Khang Hy, chữ Phúc giống như được ghép lại từ được “đa Điền, đa Tử, đa Tài, đa Thọ,
đa Phúc” (tạm
dịch: nhiều đất, nhiều con, nhiều tài, nhiều thọ, nhiều phúc), cấu thành nên chữ
Phúc có hàm nghĩa thật xảo diệu.
Chữ phúc mà Khanh Hy ngự bút là thiên hạ đệ nhất, “đa Tử,
đa Tài, đa Điền, đa Thọ, đa Phúc”
Trong Hoàng đế thì Khang Hy rất ít khi viết lưu niệm, vì thế trong
các triều đại thì những nét bút được lưu truyền cho đến ngày nay của Hoàng đế
Khang Hy là ít nhất, thậm chí có câu nói rằng “một
chữ của Khang Hy giá trị nghìn vàng”.
Chữ Phúc mà Hoàng đế Khanh Hy viết có điểm đặc biệt chính là:
Trong một chữ bao gồm hàm nghĩa “đa Tử, đa Tài, Đa điền, đa thọ, đa
phúc”. Là “ngũ phúc” hợp nhất lại, độc nhất vô nhị từ trước đến
nay.
Hoàng đế Khang Hy viết chữ Phúc này là để cầu hồng vận đương đầu,
phúc tinh cao chiếu cho tổ mẫu của mình
Khang Hy 8 tuổi đăng cơ, 9 tuổi thì mẹ mất, sau đó được tổ mẫu Hiếu
Trang Hoàng Thái Hậu nuôi dưỡng trưởng thành.
Sau khi Khang Hy trưởng thành, có lần khi Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu
lâm bệnh nặng, Khang Hy đã dùng bút lông viết chữ Phúc này bằng tất cả hiếu tâm
của mình, với ý là “hồng
vận đương đầu, phúc tinh cao chiếu” (tạm dịch: vận may phủ xuống, cứu tinh
cao chiếu).
Và thật kỳ diệu rằng, ngay sau đó sức khỏe của hoàng thái hậu đã
được phục hồi. Sau này, chữ Phúc này được khắc lên trên tấm bia đá để cầu phúc.
Chữ phúc của Khang Hy còn có ý nghĩa “phúc thọ song toàn”
Thành ngữ có câu “phúc thọ song toàn”. Nhưng hình dạng của chữ
Phúc “福” và chữ Thọ
“壽” khác nhau
khá lớn, những nhà thư pháp đều không cách nào làm cho hai chữ Phúc và Thọ này ở
trong cùng một chữ được, thế mà hoàng đế Khang Hy lại giải quyết được vấn đề này.
Tỉ mỉ quan sát và so sánh thì có thể thấy rằng: Bên phải của chữ
Phúc “福” chính là
chữ Thọ “壽” theo lối viết thư pháp.
Vì thế, chữ Phúc của Hoàng đế Khang Hy là chữ Phúc duy nhất viết
“Phúc Thọ” nằm trong cùng một chữ, trở thành “phúc thọ song toàn”.
Chữ phúc của Khang Hy, còn được dùng để chúc phúc
“Chữ Phúc trên bia đá” do hoàng đế Khang Hy tự tay viết năm đó là
để chúc thọ cho tổ mẫu Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu, ngoài ra con dấu ở bên trên
chữ Phúc là con dấu nguyên vẹn duy nhất mà đến bây giờ còn được lưu lại của
Hoàng đế Khang Hy.
Nếu ai muốn tận mắt nhìn thấy diện mạo chân thực, có thể đến
Cung Vương Phủ ở Bắc Kinh để thưởng ngoạn chữ “Phúc” mà Khang Hy ngự bút,
vô cùng xảo diệu và ẩn chứa hàm ý chúc phúc vô hạn.
Lê Hiếu, dịch
từ cmoney.tw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét