1. Đường
Carbohydrates đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, chức năng hệ thống miễn dịch và khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, quá nhiều chất này, đặc biệt là các loại carbohydrates tinh chế như đường làm cản trở khả năng hoạt động của gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Nếu hàm lượng đường vượt quá mức cho phép sẽ làm kích hoạt sự phân chia tế bào, làm tăng kích thước và mức độ chất béo trong gan. Tổn thương gan cũng có thể xảy ra khi gan phải làm việc quá sức.
2. Soda
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống giải khát cũng như các loại đồ uống và thực phẩm khác có hàm lượng cao fructose corn syrup (HFCS) có thể gây tổn thương gan. Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu với các động vật linh trưởng liên quan đến việc thêm fructose vào chế độ ăn uống của chúng. Kết quả cho thấy, khi lượng HFCS cao được bổ sung vào chế độ ăn, ruột sẽ làm tăng sự rò rỉ vi khuẩn, thêm 30% vào máu, dẫn đến tổn thương gan.
3. Thức ăn nhanh
Nhiều nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng chất béo chuyển dạng trong quá trình rút ngắn để chiên, vì chúng sử dụng được lâu hơn các loại dầu khác. Các nhà khoa học Thụy Điển năm 2008 phân tích kết quả của 18 người tình nguyên viên đã tiêu thụ 2 bữa ăn nhanh hằng ngày trong suốt 1 tháng nghiên cứu. Những tình nguyện viên tăng đáng kể cân nặng, phát triển nguy cơ mắc bệnh gan. Mức tiêu thụ chất béo chuyển hóa cao làm vượt quá khả năng xử lý của gan. Chất béo thâm nhập tế bào trong gan dẫn đến tổn thương gan. Thậm chí, những dấu hiệu tổn thương gan xuất hiện rõ rệt ngay từ tuần đầu tiên thực hiện thử nghiệm.
4. Thức ăn mặn
Thức ăn có hàm lượng natri vượt quá mức cho phép dẫn đến lưu giữ chất lỏng dư thừa trong gan và ức chế hoạt động của nó.
5. Hàu
Tiêu thụ các loại động vật có vỏ sống, đặc biệt là hàu làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm gan A. Hàu và các loại hai mảnh vỏ khác, có thể tiếp xúc với nước bị ô nhiễm khi cho ăn. Nếu nước chứa vi-rút viêm gan A hoặc các loại vi-rút khác, động vật có vỏ sẽ trở thành vật mang bệnh.
6. Protein
Tiêu thụ quá nhiều protein trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan và thận. Các protein trong thực vật khó tiêu hóa hơn protein động vật khiến thận và gan làm việc quá tải. Nếu rối loạn gan tiếp tục, độc tính trong máu có thể dẫn đến rối loạn chức năng não và hệ thần kinh.
7. Bổ sung vitamin và khoáng chất bừa bãi
Nhóm thực phẩm này bao gồm các sản phẩm thảo dược, khoáng chất, vitamin và thực phẩm chức năng. Những thực phẩm này nếu không được bổ sung đúng cách có thể gây tổn thương chức năng gan một cách nguy hiểm.
8. Thức ăn đóng hộp
Thức ăn đóng hộp được chế biến sẵn chứa rất nhiều thành phần không lành mạnh bao gồm chất bảo quản, chất nhũ hoá làm ngọt nhân tạo và chất tạo màu. Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Boston, Anh nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống ở chuột, bao gồm thực phẩm chế biến và chưa qua chế biến. Kết quả của nghiên cứu xác định rằng, những con chuột tiêu thụ thực phẩm chế biến có nhiều chất béo trong cơ thể, mức chất béo cao hơn trong máu, và tăng gấp đôi lượng chất béo trong gan so với nhóm ăn thức ăn chưa qua chế biến.
9. Thịt đỏ
Tiêu thụ quá mức các loại thịt đỏ có xu hướng khiến hàm lượng protein và chất béo cao, khiến gan có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ và chuyển hóa protein. Sự tích tụ protein trở nên độc hại, và có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng não, dẫn đến mệt mỏi và chóng mặt.
10. Rượu
Theo www.24h.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét