Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

ĐI NGỦ SAU 11 GIỜ: GAN, NÃO VÀ NHIỀU CƠ QUAN BỊ TÀN PHÁ

 

Một nghiên cứu cho biết những "cú đêm" có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những người ưa dậy sớm và đi ngủ sớm.

Gan rất quan trọng đối với cơ thể con người, nếu gan có vấn đề thì đương nhiên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. 

Các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ được gan giải độc. Tuy nhiên, gan cần được nghỉ ngơi sau 11h để phục hồi và tự sửa chữa các thương tổn. Do đó, nếu bạn ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất. Kết quả là hiệu quả giải độc bị giảm sút, gan chứa nhiều chất độc hại, ngoài ra còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

Các bệnh về tim mạch và mạch máu não

Thức khuya sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, huyết áp của những người đi ngủ muộn sẽ cao hơn nhiều so với những người có giờ giấc nghỉ ngơi khoa học. Sự kết hợp của cả hai vấn đề này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não. 

Tổn thương ruột và dạ dày

Ngủ muộn cũng là một hành vi rất có hại cho dạ dày, nếu bạn không ngủ sau 11 giờ trong một thời gian dài sẽ khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa của chúng ta.

Các vấn đề về đường tiêu hóa sẽ tác động tiêu cực đến chức năng hấp thụ và bài tiết chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến chúng ta rất dễ bị ốm, suy nhược. Vì vậy, những người có vấn đề về đường tiêu hóa càng không nên thức khuya.

Ung thư

Thức khuya trong một thời gian dài là nguyên nhân làm tăng rủi ro khởi phát ung thư. Như đã đề cập, mất ngủ làm tăng sự tích lũy của các gốc tự do trong cơ thể.

Nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch máu, nó sẽ góp phần gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,… Gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc chết tế bào, gây lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.

Bên cạnh đó, việc thức khuya còn gây rối loạn nội tiết tố của con người, tác động vào quá trình phân chia của tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư.

Rối loạn chức năng miễn dịch

Khi đi ngủ, cơ thể sẽ bước vào quá trình sửa chữa các thương tổn, dọn dẹp độc tố đồng thời tăng sinh các tế bào miễn dịch. Do đó, nếu thức khuya trong thời gian dài hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Khi lớp phòng thủ của cơ thể suy yếu cũng là thời cơ cho các bệnh cơ hội bùng phát. Biểu hiện rõ nhất là tần suất mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm, cúm hoặc bệnh đường ruột như viêm dạ dày, viêm đường ruột sẽ tăng lên thấy rõ.

Suy nhược thần kinh, đau đầu và mất ngủ

Thông thường các dây thần kinh giao cảm của con người sẽ được nghỉ ngơi vào ban đêm và ở trong trạng thái kích thích vào ban ngày. Tuy nhiên, việc thức khuya lại làm xáo trộn chu trình này, khi ép dây thần kinh giao cảm trong trạng thái kích thích trong khoảng thời gian lẽ ra nó được nghỉ ngơi. Trước mắt, hiện tượng này sẽ khiến chúng ta ở trong trạng thái thiếu năng lượng, chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung, phản ứng chậm ngay buổi sáng hôm sau. Trong trường hợp thói quen xấu này được duy trì trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng suy nhược thần kinh và mất ngủ.

Minh Nhật
Tổng hợp











Không có nhận xét nào: