Thời
xưa, có rất nhiều bài kệ, không những hàm chứa đạo lý nhân sinh sâu sắc mà còn
ẩn chứa những thiền ý về cảnh giới tu hành của con người.
1. Thời thời cần phủi sạch, không để bụi nhuộm
thânThần Tú là người sáng lập Bắc phái của Thiền tông. Ông đem thể xác và tinh thần của con người so sánh với cây bồ đề và mặt gương sáng. Thân người vốn là Phật thân, tâm tính cũng vốn là thanh tịnh. Chỉ là bởi vì chấp nhất nơi thế gian, làm cho nhận thức bị phong bế, dẫn đến thường xuyên bị cát bụi hông trần nhuộm màu.
Vì vậy, muốn bảo trì tâm bình thản thanh tịnh, nhất định phải liên tục phủi bụi trần, thông qua kiên cường tu luyện, mới dần dần lĩnh ngộ đến Phật lý.
Ông từng viết bài kệ:
Thân thị bồ đề thụ, tâm như minh kính thai.
Thì thì cần phất thức, vật sử nhạ trần ai.
Tạm dịch:
Thân là cây bồ đề, tâm như tấm gương sáng
Thời thời cần phủi sạch, không để bụi nhuộm thân.
2. Sự đời không khiến tâm ưu sầu, thì thời tiết
quanh năm đều là thuận lợi
Xuân hữu bách hoa thu hữu nguyệt,Hạ hữu lương phong đông hữu tuyết.
Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu,
Tiện thị nhân gian hảo thì tiết.
- Tuệ Khai thiền sư < Tâm bình thường là đạo >
Tạm dịch:
Xuân có trăm hoa, thu ánh nguyệt,
Hạ thời gió mát, tuyết vào đông.
Người mà thư thái, tâm vô sự,
Thời tiết quanh năm đẹp giữa lòng.
Những câu thơ này có mang theo hương vị tri âm tri kỷ,
rất ít người xem có thể minh bạch được. Thiền tông coi trọng đốn ngộ, bài thơ
này ở một mức độ nào đó là viết cho người chưa khai công khai ngộ, hay phiền
lòng bởi những việc bên ngoài, luôn bị ngoại cảnh tác động.
Mùa xuân trăm hoa đua nở, mùa hè có gió mát, trời thu có
trăng sáng, mùa đông có tuyết trắng, đầy đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt. Tại
những thời điểm khác nhau tâm thái đều có thể rộng rãi, hòa nhã với sự vật.
Người đã khai ngộ có thể luôn giữ được tâm thái bình tĩnh thong dong. Chính là:
Tâm rộng rãi, bình thản, không để việc vặt vãnh phiền nhiễu, thì mỗi ngày mỗi
mùa đều là sắc xuân.
3. Thế nhân cười ta
quá khùng điên, ta cười người khác nhìn không thấu
Đãn nguyện lão tử hoa tửu
gian, bất nguyện cúc cung xa mã tiền.Xa trần mã túc phú giả thú, tửu trản hoa chi bần giả duyên.
Nhược tương phú quý bỉ bần tiện, nhất tại bình địa nhất tại thiên.
Nhược tương hoa tửu bỉ xa mã, tha đắc khu trì ngã đắc nhàn.
Biệt nhân tiếu ngã thắc phong điên, ngã tiếu biệt nhân khán bất xuyên.
- Đường Bá Hổ < Hoa đào am ca >
Tạm dịch:
Thà chết già trong rượu và hoa, chứ không chịu quỵ luỵ trước xe ngựa.
Thú vui phú quý của người là bụi xe vó ngựa, duyên nghèo của ta là chén rượu cành hoa.
Nếu đem phú quý so với nghèo hèn, là một mảnh đất một mảnh trời.
Nếu đem tửu hoa so với xe ngựa, hắn là rượt đuổi ta rảnh rỗi.
Người khác cười ta quá điên, ta cười người khác nhìn không thấu.
Nếu đem phú quý so nghèo hèn, thì một tại mặt đất một trên trời, “xe
bụi chân ngựa”chỉ người phú quý mới thấy thú vị, mà hoa và rượu nhất định
sẽ kết duyên với người nghèo. Nếu như dùng tiền tài vật chất để xem xét, thì
cuộc sống của hai loại người này đương nhiên cách biệt một trời.
Nhưng nếu lý giải theo góc độ khác, những người phú quý kia
có những lúc phải căng thẳng thần kinh, sống cẩn thận từng li từng tí, mà cái
gọi là người nghèo, lại có thể nhàn nhã hơn, sống tự nhiên, chân thật hơn,
nhẹ nhõm vui vẻ hơn.
4. Phật tại Linh Sơn xa xôi chớ
cầu, trong lòng người cũng có Linh Sơn
Phật tại Linh Sơn mạc viễn
cầu, Linh Sơn chích tại nhữ tâm đầu.
Nhân nhân hữu tọa Linh Sơn tháp, hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu.
- Ô Sào thiền sư < Đa Tâm Kinh >
Tạm dịch:
Phật tại Linh Sơn xa xôi chớ cầu, trong lòng người cũng có Linh Sơn.
Mọi người đều có tòa tháp Linh Sơn, hãy hướng tháp Linh Sơn mà tu luyện.
Nhân nhân hữu tọa Linh Sơn tháp, hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu.
- Ô Sào thiền sư < Đa Tâm Kinh >
Tạm dịch:
Phật tại Linh Sơn xa xôi chớ cầu, trong lòng người cũng có Linh Sơn.
Mọi người đều có tòa tháp Linh Sơn, hãy hướng tháp Linh Sơn mà tu luyện.
Chính pháp hợp với đạo, bởi chúng vốn là nhất thể. Đạo
sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật. Đạo là gốc, không có
đạo, bỏ gốc lấy ngọn, thì tất cả sẽ đều trở thành không tốt.
Đại sư Huệ Năng trong “Lục Tổ đàn kinh” có nói: “Thánh
nhân cầu tâm không cầu Phật, người mê cầu Phật không cầu tâm. Bên ngoài tâm
không có Phật, bản tính vô tư tự ngã chính là Phật. Sửa tâm cho tốt, tư
duy thanh tịnh chính trực, lời nói và việc làm đều thiện lương, cuộc sống sẽ an
ổn tường hòa, vui vẻ hạnh phúc”.
Lê Hiếu biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét