---------------------------------------------------
ĐỌC
và CẢM NHẬN tập thơ “QUAY VỀ” của THẦY MINH ĐẠO
Cầm trong tay hai tập thơ
“Quay về” và “Đối cảnh tùy duyên” của thầy Minh Đạo vừa gởi tặng lòng tôi cảm
thấy bâng khuâng một niềm vui. Thầy là một nhà thư pháp với nét bút hết sức
phóng khoáng và độc đáo điều nầy anh em thân hữu đều cảm nhận được. Riêng về
thơ thì thầy đã viết rất đều đặn và xuất hiện trên các trang web Phật giáo cũng
khá thường xuyên, điều nầy cũng nhiều người biết. Thầy âm thầm làm thơ như con
tằm âm thầm nhả sợi tơ vàng óng ánh dâng đời, không ồn ào khoa trương , không
tìm cách thể hiện tên tuổi. Để cảm nhận được ý thơ của thầy ta phải ở trong một
không gian thật tỉnh lặng, để cho tâm ý hết sức lắng trong để đối diện và trực
nhận những dòng thơ thật thâm trầm, sâu lắng.
Khi thấy tựa đề tập
thơ là “Quay về” có lẽ ai cũng thắc mắc: “Thế thì thầy đi đâu mà nay quay về, Chẳng
lẽ từ trước tới nay thầy đang sống tha hương nay quay về cố quận, hay thầy đang
dong ruỗi trong cuộc sống xa nhà nay quay về với mái ấm gia đình?”. Để giải
tỏa những thắc mắc nầy xin mời các bạn cùng tôi lần lượt đi vào cõi thơ của thầy
với 130 bài trong thi tập nhé.
Sở trường của thầy là thơ
thất ngôn bát cú Đường luật nhưng thi thoảng thầy cũng viết thơ ngũ ngôn, lục
bát hoặc thơ tự do và mỗi thể loại đều có cái hay, cái hạn chế riêng biệt của
nó.
Như để tạo động lực cho hành
trình quay về, thầy Minh Đạo bắt nguồn từ sự cầu nguyện:
Quy theo nẽo giác bền tâm lựcThoát khỏi đường mê rỏ sắc không.
(Cầu
nguyện)
Sau khi dâng lời cầu nguyện
đồng thời cũng là phát tâm lập nguyện, thầy bắt đầu cuộc hành trình quay về…
Cuộc sống là một chuổi nối
dài những sự kiện với muôn vàn cảm xúc, cho ta bao niềm vui với nỗi buồn, đắng cay và dịu ngọt, an lạc và phiền não… Tất
cả những thứ đó là điều tất yếu trong cuộc sống, không ai có thể từ chối, loại
bỏ nó, quan trọng là ta cảm nhận nó như thế nào. Đừng biến cuộc sống thành những
chuổi dài đau khổ triền miên với những suy tư, hành động tiêu cực mà chúng ta hãy
bắt đầu một ngày mới, một hành trình mới như thế này
…Chào ngày mới tâm tư rộng mởBiết cảm thông chia sẻ với đời
Luôn cho đi chẳng màng đền đáp
Ta cùng người mỉm miệng cười tươi…
( Chào ngày mới)
Cũng bởi ta cứ mãi mê đắm
chìm đời ta trong tham vọng với những ước
muốn không có điểm dừng cho nên:Khổ lụy tai ương mãi bám vây
Tới lui lẩn quẩn biết ai thay
Ba đướng giác ngộ nào đâu thấy
Sáu nẽo trầm mê chăng có hay!
(Kiếp
này)
Nàng cung nữ trong “Cung
oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu cũng đã cất tiếng than ai oánGót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê
Bởi vì lòng ta còn tham đắm
nghiệp trần cho nên
Tham đắm trần gian nên lận đậnTìm cầu đạo cả vẫn long đong !
Long đong là phải, cái gì
cũng muốn ôm ấp vào, cái gì cũng muốn giử lấy cho riêng mình, bởi vậy muốn
thoát ra khỏi khổ đau, ưu não thì việc đầu tiên là lập hạnh buông bỏ, thực hành xả ly
Xả bỏ lòng trần cho sạch bụiVun bồi tuệ giác phải dày công!
(Ngộ-mê)
Biết tự nhủ lòng như thế,
nhưng mà ngũ dục của trần gian không dễ
gì thoát ra được, nghiệp trần còn nặng nên vẫn còn nửa mê nửa tỉnh! Tần ngần giửa tỉnh với mê
Cửa thiền thanh tịnh mân mê chưa vào
(Ba đường sáu nẽo)
Thế mới biết khi chúng sanh
đã tạo nghiệp thì mãi trôi lăn theo nghiệp lực của y báo và chánh báo mà thác
sanh trong ba đường sáu cõi, luân hồi trùng trùng mãi không có nẽo ra
Lăn lóc ba đường đời vẫn khổ
Loanh quanh sáu nẽo đạo còn xa!
(Đường
về)
Mâu thuẩn nội tại luôn giằng
xé trong ta, biết trần gian là cõi tạm nhưng vẫn muốn đám chìm trong đó, biết quay
về với bản tánh chơn tâm là con đường giải thoát mọi khổ đau nhưng vẫn phân vân
không muốn vào vì dục lạc trần gian vẫn còn sức hấp dẫn với ta
Dòng đời cứ vội đi qua
Rồi như chiếc lá la đà trước sân
Bởi lòng còn nặng tham sân
Nên chi ngồi đó phân vân lối về!
(Lối
về)
Đến đây tôi chợt nhớ Vũ
Hoàng Chương cũng đã từng có tâm trạng như thế
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về.
Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
(Nguyện
cầu-VHC)
Thế cho nên muốn thoát ra
khỏi nghiệp báo trầm luân chỉ có một con đường duy nhất để quay về nương tựa
Trầm luân khắp nẽo nương Tam Bảo
Hiển hiện nguồn chơn thoát khổ đau
(Bụi
bám)
Không phải nương vào Tam
Bảo để cầu xin cứu vớt cho mình được giải thoát, mà y nương Tam Bảo để tu tập tự
thân chuyển hóa, vì đức Phật đã dạy “Hãy
tự mình thăp đuốc lên mà đi”, không ai có thể cứu vớt mình được cả ngoài
chinh bản thân mình cả, vì vậy muốn tìm ra nẽo về thì phải hạ thủ công phu tu tập
thôi
Tinh tấn công phu suốt một đời
Chiều tàn bóng ngả vẫn chơi vơi
Loanh quanh theo lý đường mờ tắc
Buông xả bình tâm đạo sáng ngời
(Công
phu)
Chỉ vậy thôi, nhưng trong
cuộc hành trình quay về với cội rễ uyên nguyên, tìm cho ra cái bản lai diện mục
của chính mình, từ bao đời nay trong vô lượng kiếp ta vẫn chỉ là người lữ khách
trên hành trình xa diệu vợi
Kẻ lữ hành thoáng qua
Dừng lại rồi đi xa
Gập ngềnh qua vạn ngã
Biết bao giờ nhận ra?!
(Lữ khách)
Người lữ khách trong muôn
vạn kiếp luân hồi nhưng cũng đã có thiện duyên tìm ra ngõ về, trong đêm dài tăm
tối thấy được tý ánh sáng le lói cuối con đường và ô hay chợt nhận ra mình đã
lang thang như thế không biết từ bao lâu và mỗi ngày một xa, thế nên tự nhủ
lòng phải quay lại thôi
Quay đầu mà trở lại
Đường dài đã đi qua
Sám hối và cầu nguyện
Thanh thản bước dần qua
(Lữ
khách)
Thế nhưng cõi hồng trần
này tuy rằng mọi thứ đều giả hợp, phù vân, tạm bợ nhưng đễ mà buông tay thoát
ra nó không phải là chuyện dễ bởi vậy hành giả phải tinh chuyên lập nguyện
Vô minh buộc ràng phiền đeo bám
Trí huệ khai thông lụy gõ tan
Giác tánh huân tu trừ lậu nghiệp
Bỏ căn dứt tướng tỏ dương quang
(Nguyện)
Khi ánh dương quang đã hiễn
bày thì hành giả bổng thấy mình ung dung tự tại, tâm quang bừng sáng thong dong
như mây trắng cuối trời, sống trong cuộc đời tục lụy lắm khổ đau nhưng vẫn an
nhiên tự tại. Như chàng cùng tử đã tìm ra viên ngọc trong chéo áo (Kinh Pháp
Hoa), nên từ đây đã có một kho báu để sống mà không phải lang thang đầu đường
cuối chợ như ngày xưa nữa!
Thấy Minh Đạo đã “THẤY”
được gì, trãi nghiệm tự thân được gì thì chỉ có thầy biết, nhưng những gì tuôn
chảy trong tứ thơ cho ta thấy “Quay về” đối với thầy không chỉ là một khái niệm mà là một hành trình một sự
chứng nghiệm tự thân tìm về bản thể chơn như, quay về bản tánh thanh tịnh sau
muôn vạn kiếp lang thang trong nẽo luân hồi, “|Quay về” để tìm ra cái bản lai
diện mục của chính mình, nó là một hành trình vạn dặm và có thể là nhiều kiếp.
Thế nhưng có đi là có đến miễn sao hành giả không thấy khó khăn gian khổ mà thối
thất tâm bồ-đề!
Lời giải mã cho ý tưởng của
thi tập “Quay về” đã được hiển bày. Xin mượn một bài thi kệ của Thiền sư Nhất Hạnh
để thêm một lời giải thích
Quay
về nương tựa
Hải
đảo tự thân
Chánh niệm là Bụt
Chánh niệm là Bụt
Soi
sáng xa gần
Hơi thở là Pháp
Bảo
hộ thân tâm
Năm uẩn là Tăng
Năm uẩn là Tăng
Phối
hợp tinh cần.
Đến đây thì ánh chiêu
dương đã soi rạng vạn nẽo đường trần rồi…
Tâm Lễ
(Những ngày cuối hạ 2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét